M ùa xuân luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các thi nhân. Trong dòng chảy của lịch sử văn học Việt Nam, mùa xuân cũng đã đi vào thơ ca của dân tộc từ cổ điển đến hiện đại và để lại nhiều thi phẩm sống mãi với thời gian.
Trước thềm xuân Ất Mùi, tôi xin
được phép cùng quý thi hữu đến với một vài bài thơ như thế, nhưng của một tác
giả rất đặc biệt. Đó là Nhà vua-Thi nhân-Thiền sư-Phật hoàng Trân Nhân Tông.
I- VÀI NÉT VỀ VUA TRẦN NHÂN
TÔNG (1258-1308):
Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm, sinh năm 1258,
mất năm 1308, là con trưởng của vua Trần Thánh Tông. Ông lên ngôi trị vì năm
1279 và nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông để làm Thái Thượng Hoàng năm
1293.
Ông là một vị minh quân, anh
hùng dân tộc và là nhà tư tưởng lớn.
- Ông đã trực tiếp lãnh đạo nhân
dân ta đánh tan quân Nguyên Mông hai lần, vào các năm 1285 và 1288.
- Trong thời gian trị vì, nhà vua
luôn chăm lo cuộc sống của muôn dân. Lúc bấy giờ, đời sống vật chất của nhân
dân được ấm no; đời sống tinh thần được thoải mái, dân chủ được mở rộng.
- Sau khi nhường ngôi lại cho
Trần Anh Tông vào năm 1293, ông chuyên tâm nghiên cứu Phật học. Ông về núi Yên
Tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay) để tu hành và sáng lập Thiền phái Trúc Lâm,
một hệ phái Phật giáo của nước Đại Việt.
- Ngoài ra, ông còn là nhà văn
hóa, nhà thơ lớn của dân tộc. Theo Đại
Việt thông sử (Lê Quý Đôn) và Lịch
triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú) thì Trần Nhân Tông đã để lại
nhiều tác phẩm với các thể loại khác nhau được viết bằng 2 ngôn ngữ Hán và Nôm.
II- BA BÀI THƠ XUÂN CỦA VUA TRẦN
NHÂN TÔNG:
Ba bài thơ sau đây được sáng tác bằng chữ Hán, theo
thể Đường luật tứ tuyệt với ngôn ngữ hàm súc, tài hoa và đặc biệt là dưới ánh
sáng của mỹ học Thiền tông.
Bài 1: XUÂN HIỂU
Thụy khởi khải song phi
Bất tri xuân dĩ quy
Nhất song bạch hồ điệp
Phách phách sấn hoa phi.
TRẦN NHÂN TÔNG
BUỔI
SỚM MÙA XUÂN
Ngủ dậy, ngỏ song mây
Xuân về
vẫn chửa hay
Song song đôi bướm trắng
Phấp phới sấn hoa bay.
NGÔ TẤT TỐ dịch.
Có lẽ bài thơ này được viết lúc vua
Trần Nhân Tông còn trẻ với tâm hồn tràn đầy niềm lạc quan yêu đời. Hình ảnh đôi
bướm trắng tung tăng bay đến những đóa hoa đang tỏa hương, khoe sắc…đã vẽ nên
bức tranh thủy mặc dạt dào sức xuân.
Bài thơ chỉ có duy nhất một hình ảnh, đó
là cánh của đôi bướm đang đập (ảnh động), làm thi nhân xốn xang, bất ngờ nhận
ra mùa xuân đã về từ lúc nào không hay. Âm hưởng tiếng động “phách phách” như tiếng reo vui trong
lòng của tác giả.
Đây là bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh
xắn, hồn nhiên, trong trẻo về cảnh buổi sớm mùa xuân thơ mộng và lãng mạn.
Bài 2: XUÂN
CẢNH
Dương liễu
hoa thâm điểu ngữ trì
Hoa đường thiềm ảnh, mộ vân phi
Khách lai bất vấn nhân gian sự
Cộng ỷ lan can khán thúy vi.
TRẦN NHÂN TÔNG
CẢNH
MÙA XUÂN
Chim nhẩn nha
kêu, liễu trổ dầy
Thềm hoa chiều rợp bóng mây bay
Khách vào chẳng hỏi chuyện nhân thế
Cùng tựa lan can ngắm núi mây.
GS. NGUYỄN HUỆ CHI dịch.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, có
lẽ được viết sau khi vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông
vào năm 1293 để lên núi Yên Tử tu hành và sáng lập Thiền phái Trúc Lâm.
Bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong
buổi chiều tà với những nét chấm phá sinh động: Có am vắng, hoa dương liễu trổ dầy, tiếng chim
kêu nhẩn nha, chậm rãi, trên bầu trời có mây chiều trôi bồng bềnh… Trong khung
cảnh yên tĩnh ấy, có vị khách đến thăm. Nhưng khách không hỏi chuyện nhân gian
thế sự mà lại ra đứng tựa lan can cùng với thi nhân lặng ngắm màu xanh mờ mịt ở
phía chân trời xa.
Vị
khách “bất vấn nhân gian sự” không
phải do thờ ơ, vô tâm đối với chuyện thế sự mà vì không có gì phải hỏi, không
có gì phải bận tâm cả. Cuộc sống cứ trôi đi nhẹ nhàng, thanh bình như dòng chảy
bất tận…và đó là quy luật tuần hoàn của tạo hóa. Chủ và khách cùng im lặng,
cảnh vật và nhân tâm như hòa làm một. Trạng thái “không lời” ở câu kết mang đậm
màu sắc triết lý Phật giáo cao sâu.
Bài 3: XUÂN VÃN
Niên thiếu hà
tằng liễu sắc không
Nhất xuân tâm tại bách hoa trung
Như kim khám phá Đông
hoàng diện
Thiền bản bồ đoàn
khán trụy hồng.
TRẦN NHÂN TÔNG
XUÂN MUỘN
Tuổi trẻ chưa
tường lẽ sắc không
Xuân sang, hoa nở,
rộn tơ lòng
Chúa xuân nay đã
thành quen mặt
Nệm cỏ ngồi yên ngó rụng hồng.
NGÔ TẤT TỐ dịch.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt này có lẽ cũng được viết
khi Trần Nhân Tông đã rời ngai vàng, lên núi Yên Tử và trở thành giáo chủ Thiền
phái Trúc Lâm.
Thời gian đi qua bài thơ này là cả
một đời người. Thời tuổi trẻ của thi nhân, mỗi khi xuân về thì lòng rộn ràng
gởi ở trăm hoa, lúc ấy Người chưa tường lẽ “sắc
không”. Còn bây giờ thì đã ngộ ra, đã khám phá được bộ mặt của chúa xuân,
hiểu rõ quy luật của tạo hóa “Như kim
khám phá Đông hoàng diện”. Xuân tươi đẹp đấy, nhưng rồi xuân cũng tàn phai;
hoa nở rồi hoa sẽ rụng… Thế nhưng xuân đi rồi xuân lại đến, hoa rụng rồi lại nở
tươi. Vì vậy, dù ngồi thiền trên tấm đệm bằng cỏ bồ, ngắm cánh hoa rụng nhưng
lòng thi nhân vẫn không xao động. Cái tâm của thiền sư giờ đây đã thanh tịnh
một cách tuyệt đối.
Lúc này, tuổi của ông đã cao và công
phu thiền định đã đạt đến sự chứng ngộ, am tường lẽ “sắc không”, nên bài thơ thấm đẫm tư tưởng Phật giáo cao sâu, chúng
ta chỉ có thể hiểu bằng trực cảm tâm linh, khó mà phân tích bằng lời được.
x x
x
Trước thềm năm mới, đọc lại 3 bài thơ xuân của vua
Trần Nhân Tông, chúng ta càng thêm trân trọng sự uyên bác và cảm xúc nghệ thuật
dạt dào của Người. Những vần thơ dường như tỏa ra không khí ấm áp từ sức mạnh
bên trong. Sức mạnh ấy kết tinh từ một cuộc đời luôn lo toan cho muôn dân không
phút giây ngơi nghỉ, nay giao nhiệm vụ lớn lại cho lớp kế thừa, nhẹ nhàng bước
vào cõi Thiền.
Các bài thơ tuy viết bằng chữ Hán nhưng không
quá khó hiểu, tất cả đều mang đậm tính nghệ thuật và hàm ẩn một tầm cao triết
lý Phật giáo vô cùng sâu sắc.
LÊ NGỌC THẠC
(PCN.CLB.Thơ Ca Mây
Hồng TP.Cao Lãnh-Đồng Tháp)
PHAN VĂN TRỊNHỮNG VẦN THƠ BÚT CHIẾN
G iữa thế kỷ XIX, lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn chống thực dân Pháp gần ṃ̉ột thế kỷ... Ở Nam bộ, năm 1862 thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông, đến năm 1867 chiếm luôn ba tỉnh miền Tây và Nam kỳ lục tỉnh đã hoàn toàn rơi vào tay giặc.
Cùng với phong trào chống Pháp mạnh mẽ của các sĩ phu và nhân dân, một dòng văn học yêu nước ở Nam bộ đã hình thành và phát triển với những ngôi sao sáng như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Thủ khoa Huân, Huỳnh Mẫn Đạt... Trên bầu trời sao ấy, Cử nhân Phan Văn Trị là một trong những tên tuổi xuất sắc nhất. Cả đời mình, ông đã sử dụng ngòi bút như vũ khí chống giặc và sự nghiệp sáng tác của ông gắn liền cùng cuộc bút chiến hết sức đặc biệt với Tôn Thọ Tường.
Cùng với phong trào chống Pháp mạnh mẽ của các sĩ phu và nhân dân, một dòng văn học yêu nước ở Nam bộ đã hình thành và phát triển với những ngôi sao sáng như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Thủ khoa Huân, Huỳnh Mẫn Đạt... Trên bầu trời sao ấy, Cử nhân Phan Văn Trị là một trong những tên tuổi xuất sắc nhất. Cả đời mình, ông đã sử dụng ngòi bút như vũ khí chống giặc và sự nghiệp sáng tác của ông gắn liền cùng cuộc bút chiến hết sức đặc biệt với Tôn Thọ Tường.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin cùng quý thi hữu tìm hiểu một số bài thơ bút chiến tiêu biểu của ông. Qua đó, chúng ta cùng cảm nhận và thêm trân trọng tấm lòng, khí phách và tài năng của một nhà Nho yêu nước đất Nam kỳ lục tỉnh.
I- VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI PHAN VĂN TRỊ (1830-1910):
Phan Văn Trị sinh năm 1830 tại thôn Hưng
Thạnh, huyện Bảo An, phủ Hoằng An, trấn Vĩnh Thanh ( nay
là xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre). Khoảng năm
1847, ông đến làng Hanh Thông, Gia Định trú ngụ nhà người thân để học.
Phan Văn Trị đỗ Cử Nhân khoa Kỷ Dậu, năm Tự Đức thứ 2 (1849), cùng khoa với Nguyễn Thông, nên thường được gọi là
Cử Trị.
Sau khi đỗ đạt, ông không ra làm quan mà về dạy học ở làng Bình Cách
(nay thuộc TX. Tân An, tỉnh Long An). Khi thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam bộ,
theo phong trào “tỵ địa”, ông chuyển về ở hẳn tại huyện Phong Điền
(Cần Thơ) dạy học, bốc thuốc và dùng thơ văn làm vũ khí chống Pháp cùng bọn
tay sai.
Đức độ và tài năng của Phan Văn Trị đã làm cho nhiều người cảm
phục. Trong đó có cai tổng Định Bảo là Lê Quang Chiểu xem ông như bậc
thầy, nên đã giới thiệu người em gái con cô con cậu là Đinh Thị Thanh
kết duyên cùng ông. Ông mất ngày 22.06.1910, thọ 80 tuổi. Hiện nay, khu
lưu niệm của ông được tôn tạo khang trang tại Thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ.
II- CUỘC BÚT CHIẾN VỚI TÔN THỌ TƯỜNG:
1- Tóm
tắt cuộc bút chiến
Cuộc bút chiến giữa Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị diễn
ra trên 10 năm, từ sau năm 1862 đến trước 1877. Tuy nhiên, sôi động
nhất có lẽ là từ sau năm 1862 đến 1867, tức là sau khi Pháp chiếm
xong ba tỉnh miền Đông Nam bộ đến trước khi Pháp chiếm nốt ba tỉnh
miền Tây còn lại. Nó đã lôi cuốn đông đảo sĩ phu yêu nước vào cuộc
như Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt...
Cuộc bút chiến là sự đấu tranh quyết liệt giữa hai ý thức chính
trị đối nghịch nhau. Phan Văn Trị là người phát ngôn của lực lượng
yêu nước, còn đại diện cho những kẻ bán nước cầu vinh là Tôn
Thọ Tường.
Tôn Thọ Tường sinh năm 1825, trong một gia đình có thế lực. Cha
là Tôn Thọ Đức, tuần phù tỉnh Bình Thuận; ông nội trước đây từng
theo phò Nguyễn Ánh, có công to nên được nhà Nguyễn thờ phụng. Mặc
dù không đỗ đạt gì, nhưng công bằng mà nói, Tôn Thọ Tường cũng có
chút văn tài, từng tham gia Bạch Mai thi xã ở Gia Định và để lại
nhiều thơ văn. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Tôn Thọ Tường là
một trong nh̃ững người đầu tiên theo giặc. Y được Pháp trọng dụng và
cất nhắc dần lên chức Đốc Phủ Sứ. Tôn Thọ Tường mất năm 1877 ở Hà
Nội vì bệnh sốt rét.
Với tấm lòng yêu nước, lập luận sắc bén và đanh thép; Phan Văn
Trị đã vạch trần toàn bộ lời lẽ ngụy biện, đập tan luận điệu phản
dân hại nước của Tôn Thọ Tường. Thắng lợi của Phan Văn Trị phản ánh
thắng lợi của nhân dân ta đối với tư tưởng đầu hàng, phản động, tấn
công vào tập đoàn tay sai của thực dân Pháp.
2- Giới thiệu những
bài thơ bút chiến tiêu biểu:
BÀI 1:
TÔN PHU NHÂN QUY THỤC
(Bài
xướng)
Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ
tòng
Ngàn thu rạng
tiết gái Giang Đông
Lìa Ngô bịn
rịn chòm mây bạc
Về Hán trau
tria mảnh má hồng
Son phấn thà
cam dày gió bụi
Đá vàng chi
để thẹn non sông
Ai về nhắn
với Châu Công Cẩn
Thà mất lòng
anh đặng bụng chồng.
TÔN THỌ TƯỜNG
Tôn
phu nhân là em gái của Tôn Quyền (vua Đông Ngô). Vì
tranh giành đất đai,Tôn Quyền
theo kế Châu Du (Châu Công Cẩn) mời Lưu Bị qua Giang Đông nói gả em gái
để kết tình lân bang, định dùng phục binh giết chết trong tiệc rượu.
Thực hiện kế của Khổng Minh, Lưu Bị sang đất Ngô. Sự việc đến tai Ngô
Quốc Thái, mẹ của Tôn Quyền. Biết đó là âm mưu xảo quyệt của con,
bà mắng Tôn Quyền đã dùng kế tiểu nhân. Nhận thấy Lưu Bị là người
có đạo đức, bà buộc Tôn Quyền phải giữ lời hứa và bà nhất quyết
gả con gái cho Lưu Bị. Vì vậy, Tôn phu nhân phải theo chồng về đất
Thục. Câu chuyện lấy
trong Tam quốc chí. Tôn Thọ Tường xem việc y theo Pháp chẳng qua là
chuyện tất nhiên như Tôn phu nhân quy Thục mà thôi. Bài thơ là một lời
tuyên bố dứt khoát về lập trường theo giặc của y.
TÔN PHU
NHÂN QUY THỤC
(Bài họa)
Cài trâm sửa áo vẹn câu tòng
Mặt giã trời chiều
biệt cõi Đông
Khói tỏa vầng Ngô ùn sắc trắng
Duyên về đất
Thục đượm màu hồng
Hai vai tơ tóc
bền trời đất
Một
gánh cang thường nặng núi sông
Anh hỡi, Tôn
Quyền anh có biết
Trai
ngay thờ chúa, gái thờ chồng!
PHAN VĂN TRỊ
BÀI 2:
TỪ THỨ
QUY TÀO
(Bài xướng)
Thảo đâu dám sánh kẻ cày voi
Muối xát
lòng ai nấy mặn mòi
Giúp Hớn
hãy nhiều trang cột cả
Về Tào
chi sá một cây còi
Bâng
khuâng nhớ mẹ khôn nâng chén
Bịn rịn
trông vua biếng giở roi
Chẳng
đặng khôn Lưu thà dại Ngụy
Thân này
xin gát ngoại vòng thoi.
TÔN THỌ TƯỜNG
Từ Thứ là một trong những danh sĩ có tài. Buổi đầu Từ Thứ giúp Lưu
Bị đánh Tào Tháo. Tào Tháo dụ hàng không được, bèn bắt mẹ Từ Thứ
tống giam rồi giả mạo viết bức tâm thư, lời lẽ thống thiết gởi cho
Từ Thứ, bảo Từ Thứ về Tào. Ngỡ thư của mẹ thật, Từ Thứ không cầm
lòng được, liền bỏ Lưu Bị về với Tào Tháo. Mẹ Từ Thứ hay tin, liền
cắn lưỡi tự tử. Câu
chuyện lấy trong Tam quốc chí.
Mượn chuyện Từ Thứ, Tôn Thọ Tường muốn thanh minh rằng mình theo Pháp
chẳng qua là chuyện chẳng đặng đừng, chứ cái tình đối với bạn bè cũ, cái nghĩa đối với đất nước vẫn còn nặng. Vả
lại, dân tộc còn nhiều anh hùng (trang cột cả), một thân tài hèn
sức mọn như y theo Pháp nào có đáng là bao (một
cây còi)!
Trong bài này, Tôn Thọ Tường đã tận dụng lợi thế của người xướng
về cấu tứ và gieo vần, buộc người họa phải theo một khuôn khổ nhất
định, không có lối phát triển. Năm vần được gieo vô cùng hiểm hóc (voi, mòi, còi, roi, thoi) rất khó họa, cũng còn nhằm mục
đích hạn chế số người tham gia phản bác.
TỪ THỨ QUY TÀO
(Bài họa)
Quá bị trên đầu nhát
búa voi
Kinh luân
đâu nữa để khoe mòi
Xăng văng
ruổi Ngụy mây ùn đám
Dáo dác
xa Lưu gió thổi còi
Đất Hứa
nhớ thân sa giọt tủi
Thành Tương
mến chúa nhẹ tay roi
Về Tào
miệng ngậm như bình kín
Trân
trọng lời vàng đáng mấy thoi.
PHAN VĂN TRỊ
BÀI 3:
BÀI TỰ
THUẬT THỨ NHẤT
(Bài
xướng)
Giang san ba tỉnh hãy còn
đây
Trời đất
xui chi đến nỗi này
Chớp
nhoáng thẳng bon dây thép kéo
Mây tuôn
đen nghịt khói tàu bay
Xăng văng
chậm tính thương đôi chỗ
Khấp
khởi riêng lo biết những ngày
Miệng
cọp hàm rồng chưa dễ chọc
Khuyên
đàn con trẻ chớ thày lay.
TÔN THỌ TƯỜNG
Đây là bài đầu tiên trong mười bài Tự thuật liên hoàn. Đối với Tôn Thọ Tường,
ba tỉnh miền Đông tuy bị Pháp chiếm, nhưng vẫn chưa mất!!! Y ra sức quảng cáo cho văn minh Pháp (đường sắt,
đường dây điện, tàu thủy...) để hù dọa nhân dân và lực lượng kháng
chiến. Với kẻ địch hùng mạnh như thế thì không thể đánh thắng được!
BÀI TỰ THUẬT THỨ NHẤT
(Bài họa)
Hơn thua chưa biết đó cùng đây
Chẳng đã
nên ta mới thế này
Bến Nghé
quản bao cơn lửa cháy
Cồn Rồng
dầu mặc bụi tro bay
Nuôi muông
giết thỏ còn chờ thuở
Bủa lưới
săn nai cũng có ngày
Đừng
mượn hơi hùm rung nhát khỉ
Lòng ta
sắt đá há lung lay.
PHAN VĂN TRỊ
Qua ba bài được trích
dẫn, chúng ta thấy Tôn Thọ Tường hay mượn chuyện xưa, tích cũ của
Trung Quốc, đưa chúng vào thơ để thanh minh cho hành vi theo giặc của mình. Nhưng
tất cả những lời ngụy biện ấy đều bị vạch trần, đưa ra ánh sáng.
Với ba bài họa, Cụ Cử Trị đã đẩy y vào chân tường, không còn lối
thoát. Nhiều thế hệ nhân dân Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung
đã từng ngưỡng mộ và thuộc lòng những câu:
Về Tào miệng ngậm như bình kín
Trân trọng lời
vàng đáng mấy thoi.
(Từ Thứ quy Tào)
Anh hỡi, Tôn Quyền anh có biết
Trai ngay thờ
chúa, gái thờ chồng.
(Tôn phu nhân quy Thục)
Đừng mượn hơi hùm rung nhát khỉ
Lòng ta
sắt đá há lung lay.
(Bài
Tự thuật thứ nhất)
Ở bài họa thứ 8 trong mười bài liên hoàn (thập thủ liên hoàn), Phan Văn Trị đã chua chát kết luận về Tôn Thọ
Tường như sau:
Đứa
dại trót già đời cũng dại
Lựa là tuổi mới một đôi mươi!
(Bài Tự thuật thứ tám)
T óm lại, với cuộc bút chiến có một không
hai trong giai đoạn thực dân Pháp đang chiếm dần Nam kỳ Lục
tỉnh; Phan Văn Trị đã quật ngã Tôn Thọ Tường trước nhân dân và lịch
sử. Thắng lợi này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tiếp thêm sức mạnh
cho phong trào kháng chiến ở Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung.
Những vần thơ đậm tính chiến đấu đã đưa ông trở thành ngôi sao sáng
của dòng văn học yêu nước chống Pháp ở Nam bộ nửa sau thế kỷ XIX.
Lúc sinh thời, ông đã từng mơ ước:
Nhà Nước một mai xoay vận thới
Cõi Nam chung hưởng
hội thăng bình.
(Cảm hoài)
Nhưng
tiếc thay, con tim vĩ đại luôn thao thức vì vận nước ấy đã ngừng đập
và ông đã lặng lẽ nằm xuống vĩnh viễn bên dòng kênh Cái Tắc hiền
hòa, thuộc huyện Phong Điền (TP.Cần Thơ) khi quê hương chưa nở hoa độc lập.
Leâ Ngoïc Thaïc
(PCN.CLB.Thơ Ca Mây Hồng
TP.Cao Lãnh-Đồng Tháp)
THƠ TÚ XƯƠNG- NỤ CƯỜI VÀ NƯỚC MẮT
Nhà
thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương . Ông sinh ngày 05.09.1870 (tức 10.08
năm Canh Ngọ) ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, Tỉnh Nam Định (Hiện nay là phố
Hàng Nâu tức phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, Thành phố Nam Định) . Ông mất ngày
29.01.1907 lúc mới 37 tuổi .
Con đường khoa cử của Tú Xương vô cùng lận
đận, chỉ đỗ Tú Tài khoa Giáp Ngọ (1894), còn lại đều hỏng cả 7 kỳ thi. Thế nhưng, sự nghiệp văn chương của ông thì
sống mãi, bất chấp sự thử thách nghiệt ngã của thời gian, đúng như nhà thơ Xuân
Diệu đã viết :
Ông Nghè ông Thám vô mây khói
Đứng lại văn chương một Tú Tài .
Nhiều người nghĩ Tú Xương chỉ là một nhà thơ trào
phúng, điều này đúng nhưng chưa đủ. Đối với ông, bên cạnh tiếng cười còn có
những nỗi niềm u uẩn, những giọt nước mắt cho mình và cho vận mệnh đất nước .
Cuộc đời 37 năm của nhà thơ nằm gọn trong một
giai đoạn đau thương nhất của lịch sử dân tộc: Đó là mất nước! Năm
1897, Pháp đặt nền móng cai trị trên đất nước ta. Chế độ thực dân nửa phong
kiến được xác lập, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở một nước thuộc địa
đã làm đảo lộn trật tự xã hội, đảo lộn những giá trị tinh thần của dân tộc .
I-
THƠ ÔNG LÀ TIẾNG CƯỜI ĐẢ KÍCH SÂU CAY :
1 - Đả kích bọn thực dân Pháp :
-
Đó là hình ảnh những ông Tây, bà Đầm nghênh ngang, lố bịch ở chốn trang nghiêm là trường
thi :
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến
Váy lê quét đất mụ đầm ra .
(Vịnh khoa thi Hương)
Trên ghế bà Đầm ngoi đít vịt
Dưới sân cụ Cử ngỏng đầu rồng .
(Giễu người thi đỗ)
-
Bọn thực dân với những trò gian ác, thủ đoạn nhơ bẩn để kiếm ăn :
Người quên mất thẻ âu trời cãi
Chó chạy ra đường có chủ
lo
Ngớ ngẩn đi xia may vớ được
Chuyến này ắt hẳn kiếm ăn
to .
( Ông cò )
2- Đả kích bọn quan lại làm tay sai cho giặc
:
- Đó
là một lũ dốt nát, bất tài, làm trò không khác chi phường hát tuồng :
Sơ khảo khoa này bác Cử Nhu
Thực là vừa dốt lại vừa ngu
Văn chương nào phải là đơn thuốc
Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu .
(Ông Cử
Nhu)
Nào có ra chi lũ hát tuồng
Cũng hò cũng hét cũng y uông .
(Hát
tuồng)
-
Bọn quan lại chuyên ăn chơi, cờ bạc, hối
lộ, vợ lớn vợ bé, không hiểu trách nhiệm của
mình trước nhân dân :
Ông về đốc học chẳng bao lâu
Cờ bạc rong chơi rặt một
màu .
(Chế ông Đốc học)
Chữ “y” chữ “chiểu” không
phê đến
Ông chỉ quen phê một chữ
“tiền” .
(Đùa ông Phủ Xuân Trường)
Ví cho
thi đỗ làm quan lớn
Thì cũng nhỏ to cưới chị
hầu .
(Cảm hứng)
Ngoài
ra, còn cả một xã hội lố lăng với những phu nhân, các cậu ấm, sư sãi … cũng bị
ngòi bút Tú Xương phê phán .
3-
Đối với chế độ
khoa cử và nền Nho học :
- Đó là một nền Nho học đang
suy tàn và hình ảnh trường thi thì không còn uy nghi, trang trọng như trước …
Tất cả đang lùi dần trước uy thế của thực dân :
Cái học nhà nho đã hỏng rồi
Mười người đi học, chín
người thôi .
(Than đạo học)
Tấp tểnh người đi tớ cũng
đi
Cũng lều cũng chõng cũng đi
thi .
(Đi
thi tự vịnh)
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng
thét loa .
(Vịnh khoa thi Hương)
-
Nhà thơ than thở cho số phận của các ông Nghè, ông Cống :
Nào có ra gì cái chữ Nho
Ông Nghè, ông Cống cũng nằm
co
Chi bằng đi học làm ông
Phán
Tối rượu sâm banh, sáng sữa
bò .
(Chữ Nho)
Khăn khăn, áo áo thêm rầy
chuyện
Bút bút, nghiên nghiên khéo
giở trò .
(Đêm buồn)
4- Lên án mãnh lực
của đồng tiền :
- Đồng tiền đã làm xã hội đảo điên, đặc biệt
là ở thành thị :
Giàu sang âu yếm tình quen thuộc
Bần tiện thờ ơ dạ bạc đen
Ví
khiến trong tay tiền bạc có
Nói dơi nói chuột, chán người khen .
(Thói đời)
Kẻ yêu người ghét, hay gì chữ
Đứa trọng thằng khinh, chỉ vị
tiền .
(Thói
đời)
- Xã hội tha hóa nghiêm trọng, tình cảm
cha con, chồng vợ… bị chà đạp :
Nhà kia lỗi phép, con khinh bố
Mụ nọ chanh chua, vợ chưởi chồng .
(Đất Vị Hoàng)
Chồng chung vợ chạ kìa cô Bố
Đậu lạy quan xin nọ chú Hàn .
(Phố Hàng Song)
-
Những cảnh chướng tai, gai mắt cứ lần lượt xuất hiện trước mắt nhà thơ :
Khăn
là bác nọ to tày rế
Váy lĩnh cô kia quét sạch hè
Công đức tu hành sư có lọng
Xu hào xủng xoảng mán ngồi xe
.
(Năm mới)
5- Đả kích những thói hư, tật xấu của xã hội :
- Phê phán những người tu hành mà có hành vi
xấu, thậm chí phảỉ đi tù :
Quảng đại từ bi cũng phải tù
Hay là sư cũng vụng đường tu
Tụng kinh cứu khổ ba trăm
quyển
Ý hẳn còn quên một phép phù .
(Sư ở tù)
-
Phê phán những trò mê tín dị đoan, đồng bóng :
Thấp thoáng bên đèn, lên bóng cậu
Thướt tha dưới án,
nguýt sư ông .
(Ông sư và mấy ả lên đồng)
Đồng giỏi sao đồng không giúp nước
Hay là đồng sợ súng thần công
.
(Lên
đồng)
- Cuối cùng, nhà thơ đã mượn lời chúc Tết để thể
hiện sự căm phẫn của mình đối với thực trạng xã hội và con người :
Bắt chước ai ta chúc mấy lời
Chúc cho khắp hết ở trong
đời
Vua, quan, sĩ, thứ, người
muôn nước
Sao được cho ra cái giống
người !
(Chúc Tết)
II- THƠ ÔNG LÀ TIẾNG KHÓC VÀ NỖI ĐAU TRƯỚC VẬN MỆNH
ĐẤT NƯỚC :
1-
Tấm lòng của nhà
thơ đôi với nhân dân lao động :
Họ đày đọa mãi dân cày cuốc
Ai xét soi cho cảnh học trò
Mong được cơm no cùng áo ấm
Gặp toàn nắng lửa với gió
mưa .
(Thề với người ăn xin)
2-
Nỗi đau xót của bản thân :
-
Đau buồn, chán
nản cho cảnh thi hỏng vì cuộc đờì của Tú Xương luôn gắn liền với nợ lều chõng :
Học đã sôi cơm nhưng chửa chín
Thi không ăn ớt thế mà cay …
Một việc văn chương thôi cũng nhảm
Trăm năm thân thế có ra gì !
(Hỏng thi)
-
Gia đình lâm vào cảnh nghèo túng, có lúc phải chạy ăn, vay nợ :
Van nợ lắm khi tràn nước mắt
Chạy ăn từng bữa toát mồ
hôi .
(Than nghèo)
Một tuồng rách rưới, con như
bố
Ba chữ nghêu ngao, vợ chán
chồng .
(Mùa nực mặc áo bông)
- Bà
Tú đã phải tần tảo để nuôi chồng và năm con :
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
.
(Thương vợ)
3- Nỗi đau day dứt
trước thời cuộc và vận mệnh đất nước ;
- Tình
cảm đối với dân tộc, sự mong đợi vào tầng lớp sĩ phu yêu nước :
Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước
nhà !
(Vịnh khoa thi Hương)
Tình này ai thấu cho ta nhỉ
Tâm sự năm canh một bóng đèn
.
(Dạ hoài)
- Ông từng trăn trở, suy tư suốt đêm dài, mong cho trời
mau sáng và kỳ vọng vào một sự đổi thay :
Đêm sao đêm mãi tối mò mò
Đêm đến bao giờ mới sáng cho …
Hàng xóm bốn bề ai dậy chửa
Dậy thì lên tiếng gọi nhà Nho
.
(Đêm dài)
Trời không chớp bể chẳng mưa
nguồn
Đêm nảo đêm nao tớ
cũng buồn !
(Đêm hè)
- Nỗi
niềm hoài cổ, nhớ khúc sông Vị Hoàng đã bị lấp đi để mở Tỉnh mà bản thân ông thì
không làm gì để thay đổi thời cuộc được:
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô
khoai
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai
gọi đò !
(Sông lấp)
Ai xui khiến vậy sông nên bãi
Bỗng chốc xoay ra phố nửa làng
.
(Vị Hoàng hoài cổ)
- Khắc khoải trước vận nước nghiêng ngã, đôi lúc ông đâm ra lạc lõng, mất
phương hướng :
Năm canh thức suốt cả năm canh
Nghĩ chuyện xa xa giật cả mình
.
(Lo xa)
Hỏi người chỉ thấy non xanh ngắt
Đợi nước càng thêm tóc bạc phơ .
(Lạc đường)
- Lòng yêu nước của Tú Xương còn thể hiện qua sự kính
trọng và khâm phục đối với những người tài đức ra cứu nước . Ông đã dành những
vần thơ đầy cảm xúc trữ tình cho nhà cách mạng Phan Bội Châu :
Lúc nhớ, nhớ cùng trong mộng
tưởng
Khi riêng, riêng cả đến tình
chung .
(Nhớ bạn phương trời)
Vá trời gặp hội mây trăm vẻ
Lấp bể ra công đất một hòn .
(Gửi cụ Thủ khoa Phan)
Đọc
lại thơ Tú Xương, ta thấy thơ ông là tiếng nói của tầng lớp nho sĩ yêu nước ,
không cam tâm theo giặc nhưng cũng không đủ sức cầm vũ khí chống giặc . Thơ có
hai nội dung : Trào phúng và trữ tình hòa quyện với nhau. Lời thơ châm biếm sâu
cay nhưng chứa đựng chất trữ tình, ngược lại chất trữ tình bao giờ cũng pha
chút cười cợt. Trong giọng điệu trào phúng ấy, nhìn kỹ vào bên trong thì đó là cười ra
nước mắt, những giọt nước mắt đã rơi vì nỗi nhục mất nước .
Nhà thơ sử dụng ngôn ngữ giản dị
nhưng vô cùng điêu luyện, tài tình. Vì vây, sự nghiệp văn chương của ông vẫn
sống mãi với thời gian . Xin mượn lời ai điếu sau đây của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ
Nguyễn Khuyến như một nén tâm hương tưởng nhớ đến Người :
Kìa ai chín suối Xương không nát
Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn .
LÊ
NGỌC THẠC
(PCN.CLB.Thơ Ca Mây Hồng Cao Lãnh-Đồng Tháp)
NHỚ CỤ TÚ XƯƠNG
Bao phen lận đận kiếp nhân sinh
Đất nước vào tay giặc viễn chinh
Xã hội đảo điên câu đạo nghĩa
Cuộc đời lơ láo chữ nhân tình
Quan trường một thuở khôn mong đợi
Sĩ khí ngàn đời khó lặng thinh
Ai hiểu tiếng cười đầy uất nghẹn
Cũng là giọt lệ khóc quê mình !
LÊNGỌC THẠC NỖI BUỒN QUA THƠ
BÀ HUYỆN THANH QUAN
.jpg)
Bà
Huyện Thanh Quan ( 1805-1848 ) tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người phường Nghi
Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội . Bà là học trò của danh sĩ Phạm Quí Thích
.
Chồng của Bà là Lưu Nghị, đỗ Cử Nhân năm 1821,
từng làm Tri huyện Thanh Quan ( nay là huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình ) nên người
ta thường gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan. Ông Lưu Nghị làm quan trải đến chức
Bát Phẩm Thư Lại bộ Hình, nhưng mất sớm lúc 43 tuổi. Dưới thời vua Minh Mạng, bà còn được mời về kinh giữ chức
Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và cung phi .
Thơ của Bà Huyện Thanh Quan để
lại không nhiều. Theo Hợp Tuyển thơ văn Việt Nam ( tập III ) của Viện Văn học,
xuất bản năm 1963 ; thì nữ sĩ chỉ để lại 7 bài thơ Nôm Đường luật. Đó là : Qua
Đèo Ngang, Cảnh chiều hôm, Thăng Long hoài cổ, Nhớ nhà, Chùa Trấn Quốc, Cảnh
đền Trấn Võ, Tức cảnh chiều thu .
Đọc lai 7 bài thơ của Bà Huyện
Thanh Quan, ta thấy đây là những bức tranh thủy mặc chấm phá rất tài hoa, vừa
cụ thể trước mắt vừa ước lệ vĩnh hằng. Trong thiên nhiên với cỏ cây hoa lá, non
nước gió trăng, thuyền câu xóm chợ, con người và sinh vật … tác giả đã chọn
được những nét đặc trưng, tiêu biểu cho từng bức tranh phong cảnh . Thế nhưng,
nữ sĩ không phải chủ yếu là tả cảnh mà là mượn cảnh để gởi tình.
Tình
cảm dễ nhận dạng nhất trong thơ Bà Huyện Thanh Quan là nỗi buồn, tâm trạng cô
đơn không được chia sẻ cùng ai :
Kẻ chốn Chương đài, người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn .
( Cảnh chiều
hôm )
Ngay
cả đối với thiên nhiên, nữ sĩ vẫn không tìm được sự giao hòa :
Nghìn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường .
( Thăng Long hoài cổ )
Nhưng nỗi buồn
tập trung nhất có lẽ ở bài thơ Qua Đèo Ngang. Hình tượng nữ sĩ đứng trên đỉnh
Đèo Ngang trong buổi chiều tà là hình tượng độc đáo trong văn học cổ điển Việt Nam.
Nỗi cô đơn đã được “tạc tượng” vào không gian và thời gian. Một tư thế cô đơn
với tâm sự riêng mình :
Dừng chân dứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta
với ta .
( Qua Đèo Ngang )
Về nỗi buồn trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, từ trước
đến nay đã có rất nhiều cách lý giải. Ở đây, tôi xin được phép giới thiệu hai
trường phái khác nhau để quý thi hữu tham khảo :
I- ĐÓ LÀ TÂM TRẠNG HOÀI LÊ :
Bà Huyện Thanh Quan sống vào khoảng cuối Lê
đầu Nguyễn. Cũng như phần lớn văn nhân thi sĩ lúc bấy giờ, bà mang lòng hoài
vọng nhà Lê, điều này giống như Nguyễn Du .
Tâm trạng hoài Lê thể hiện rõ rệt nhất trong
bài Thăng Long hoài cổ . Kinh đô lúc bấy giờ không còn ở Thăng Long mà đã dời
vào Phú Xuân ( Huế ). Đi ngang qua thành Thăng Long nay đã hoang phế, bà cảm
thấy cuộc đời như tấn tuồng thay đổi nhanh chóng :
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoát
mấy tinh sương .
( Thăng Long hoài cổ )
Những
lối đi phủ đầy cỏ mùa thu, nền cũ của cung điện, những phiến đá trơ gan, mặt
nước hồ xưa như chau lại trước cảnh tang thương … Tất cả như còn phảng phất
hình bóng của triều đại nhà Lê :
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng
tuế nguyệt
Nước còn chau mặt với
tang thương .
( Thăng Long hoài cổ )
Khi
đến thăm chùa Trấn Quốc ở bên cạnh Hồ Tây, nơi mà các vua nhà Lê trước đây
thường ra ngự để hóng mát; Bà đã bộc lộ nỗi lòng đối với nhà Lê thật chân thành
và cảm động :
Trấn Bắc hành cung lắm dãi dầu
Chạnh niềm cố quốc nghĩ mà đau
Mấy tòa sen rớt hơi
hương ngự
Năm thức mây phong
nếp áo chầu
Sóng lớp phế hưng coi
đã rộn
Chuông hồi kim cổ
lắng càng mau .
( Chùa Trấn Quốc )
Bà
Huyện Thanh Quan sống vào thời Nho học đang hưng thịnh với những quan niệm như
“Trung thần bất sự nhị quân” hoặc “trung quân” và “ái quốc” là một, mất vua
cũng như mất nước . Hơn nữa, thời kỳ lịch sử Bà đang sống là thời Nguyễn sơ,
cái mới và cũ đang giao thời, hệ thống cai trị có sẵn từ trước bị đảo lộn nên
gây ra nhiều bất mãn cho đám cựu thần nhà Lê. Bà đã viết :
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng
cái gia gia .
( Qua Đèo Ngang )
Giọng
điệu hai câu thơ giống như người mất nước. Nhưng thật ra nước có mất đâu ? Đất
nước vẫn độc lập, chỉ có triều đại thay đổi mà thôi ! Như thế có nghĩa là nhà
Lê mất cũng như nước mất. Bị lệ thuộc vào hoàn cảnh, vào tư tưởng thời đại, Bà
đã mang cái tâm trạng của phần đông Nho sĩ đương thời là hoài Lê .
Từ những luận cứ nêu trên, có thể
đi đến kết luận : Nỗi buồn trong thơ Bà Huyện Thanh Quan chính là tâm trạng nhớ
về nhà Lê .
II- ĐÓ LÀ NỖI BUỒN
CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH :
Bà Huyện Thanh Quan và chồng là Lưu Nghị đều
là quan Nhà Nguyễn. Chưa có tư liệu nào chứng minh sự gắn bó sâu nặng của gia
đình Bà đối với vương triều nhà Lê. Bà sống khoảng những thập kỷ đầu của thế kỷ
XIX dưới các triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Bấy giờ vương triều nhà Nguyễn
đã được khẳng định là một triều đại chính thống trong lịch sử, đủ tư cách đại
diện cho quốc gia .
Do đó, tâm trạng thương nhớ nhà Lê, không đậm
đà với nhà Nguyễn có thể đúng với Nguyễn Du hoặc những nhà thơ khác có nhiều
gắn bó với nhà Lê. Nhưng đối với Bà Huyện Thanh Quan thì chắc là không phải. Vì
vậy tâm trạng u hoài, cô đơn của nữ sĩ chỉ có thể lý giải từ nguyên nhân khác .
Về hoàn cảnh gia đình, chồng Bà là
Lưu Nghị qua đời khá sớm ( năm 43 tuổi ), cảnh góa bụa đã khiến Bà đơn chiếc và
luôn luôn nhớ về một dĩ vãng không bao giờ trở lại. Hơn nữa, những ngày xa nhà
dù là đi làm quan, thì đối với một người phụ nữ cũng có biết bao nỗi niềm trăn
trở.
Chuyến đi xa nhà quan trọng nhất trong cuộc
đời nữ sĩ có lẽ là chuyến đi từ miền Bắc vào Thuận Hóa để nhận chức Cung Trung
Giáo Tập, dạy học cho các công chúa và cung phi .
Hành trình khó khăn, đường xa vạn dặm, nhất là
vào lúc chiều tà, đã làm cho Bà nặng lòng thương nhớ :
Ngàn mai lác đác chim về tổ
Dặm liễu bâng
khuâng khách nhớ nhà
Còi mục thét
trăng miền khoáng dã
Chài ngư tung
gió bãi bình sa
Làng quê một bước đường ngao
ngán
Mấy kẻ tình
chung có thấu là ?
( Nhớ nhà )
Giữa
trời cao đất rộng, đồi núi chập chùng của Đèo Ngang; Bà liên tưởng đến cảnh quê
nhà, nơi tổ ấm thân yêu giờ đây cũng tiêu điều, ủ rũ :
Lom
khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông
chợ mấy nhà
Nhớ nước đau
lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi
miệng cái gia gia .
( Qua Đèo Ngang )
Nữ
sĩ bất chợt rùng mình trong cảnh chiều hôm với sương sa, gió cuốn. Nỗi buồn cô
đơn luôn ám ảnh tâm hồn Bà :
Ngàn
mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa
khách bước dồn
Kẻ chốn chương
đài, người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn .
( Cảnh chiều hôm )
Trong
thời gian và không gian của buổi chiều tà, Bà cảm thấy bơ vơ trống trải, không
biết bày tỏ tâm sự cùng ai :
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình
riêng ta với ta .
( Qua Đèo Ngang )
Với
tâm hồn đa sầu đa cảm luôn trĩu nặng nỗi buồn, nhưng Bà vẫn mong ước, khát khao
một cuộc sống bình yên, một bầu không khí trong lành, rũ sạch ưu tư :
Êm ái
chiều hôm tới Trấn dài
Lâng lâng chẳng
bợn chút trần ai
Ba hồi chiêu mộ chuông gầm sóng
Một vũng tang
thương nước lộn trời
Bể ái ngàn trùng
khôn tát cạn
Nguồn ân trăm
trượng dễ khơi vơi
Nào nào cực lạc là đâu tá ?
Cực lạc là đây,
chín rõ mười .
( Cảnh đền Trấn Võ )
Mặc
dù có hai bài thơ là Chùa Trấn Quốc và Thăng Long hoài cổ có ý nghĩa xã hội và
tâm trạng trước sự hưng vong biến đổi của triều đại. Tuy nhiên, có thể hiểu
rằng Bà Huyện Thanh Quan đã từ bi kịch của cá nhân mình mà liên tưởng rộng ra
đến những vấn đề của xã hội. Những thay đổi của thời cuộc có sức lay động rất
lớn làm cho những ai có con tim dễ rung cảm cũng phải xót xa .
Ngoài ra, theo các công trình nghiên cứu thì
bài Thăng Long hoài cổ trước đây còn mang tên Qua chốn chồng làm quan cũ. Nếu
thế thì càng chứng tỏ Bà Huyện Thanh Quan đang nghĩ về cảnh ngộ của mình, những
kỷ niệm riêng tư và một thời gia đình hạnh phúc .
Trên đây là hai ý kiến khác nhau
về nỗi buồn của Bà Huyện Thanh Quan. Tuy nhiên theo chúng tôi, trong thơ của nữ
sĩ tồn tại cả hai tình cảm sâu đậm chứ không phải là một. Đó là ;
-
Hoài vọng nhà Lê như phần đông các Nho sĩ đương thời .
- Tâm trạng thương
nhớ gia đình, quê hương, những kỷ niệm riêng tư của một thời gia đình hạnh phúc
.
Hai tình cảm ấy hòa quyện vào nhau tạo nên một
nỗi buồn, một tâm trạng cô đơn và được thể hiện qua những lời thơ buồn xa xôi,
nhẹ nhàng và kín đáo .
Về nghệ thuật, Bà đã đem đến cho thơ Nôm luật
Đường tiếng nói đài các, nghiêm nghị mà vẫn trong sáng, giản dị và trữ tình sâu
đậm. Đặc điểm ấy là do nghệ thuật dùng từ, chọn âm thanh, sắp đặt nhịp điệu …
rất điêu luyện của nữ sĩ. Nhưng quan trọng hơn, đó là những cảm xúc chân thành
được gởi gắm vào từng bài thơ giúp nó sống mãi với thời gian .
Do có sự hòa hợp nhuần nhuyễn giữa hình thức
và nội dung tuyệt vời như thế nên có thể khẳng định Bà Huyện Thanh Quan là một
trong những thi sĩ làm thơ luật Đường hay nhất trong văn chương Việt Nam .
LÊ NGỌC
THẠC
(PCN.CLB.Thơ Ca Mây Hồng Cao Lãnh-Đồng Tháp)
QUA ĐÈO NGANG
NHỚ BÀ HUYỆN THANH QUAN
Tôi đến nơi đây cũng xế tà
Đèo Ngang nữ sĩ đã từng qua
Năm nào trăn trở màu cây cỏ
Thuở ấy bâng khuâng nỗi nước nhà
Muôn dặm ly hương sao lặng lẽ
Đôi vần hoài cổ khó phôi pha
Nay hoa độc lập xanh quê mẹ
Cho mảnh tình xưa thôi xót xa !
LÊ NGỌC THẠC .
ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN
VỀ MÀU SẮC NAM BỘ TRONG THƠ VĂN
Ông đỗ Tú Tài năm 1843 nhưng lại lỡ khoa thi Kỷ Dậu tại Huế ( 1849
) vì phải về chịu tang mẹ và sau đó lâm vào cảnh mù lòa lúc mới 27 tuổi. Theo phong trào " Tị
địa " , ông rời Gia Định về Cần Giuộc ( Long An ) và tiếp tục về Ba Tri ( Bến Tre ) sống đến cuối đời .
Vì câu danh nghĩa phải đi ra
Vì câu danh nghĩa phải đi ra
Day mũi thuyền nam dạ xót xa .
( Từ biệt cố nhân )
Ô ng mở trường dạy học , bốc
thuốc trị bệnh và sáng tác thơ văn . Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã đóng góp
rất lớn cho dòng văn học yêu nước Nam bộ thời chống Pháp . Những
tác phẩm tiêu biểu như : Lục Vân Tiên , Dương Từ Hà Mậu , Ngư Tiều y thuật
vấn đáp , Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc , Văn tế Trương Định ... và nhiều bài
thơ nổi tiếng khác .
Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có giá trị
về nhiều mặt , nhưng ở đây chỉ xin nêu mấy suy nghĩ về màu sắc Nam bộ trong những sáng tác của Ông
mà thôi .
1- DIỆN MẠO CỦA NAM KỲ LỤC TỈNH :
Dưới ngòi bút góc cạnh , đậm đà của Ông ; đất trời
Nam Kỳ Lục Tỉnh dần dần hiện ra qua các địa danh như : Đồng Nai , Bến Nghé
, Gia Định , Gò Công , sông Cần Giuộc , chợ Trường Bình , chùa Tôn Thạnh
...
- Chạy giặc :
Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây .
- Điếu Trương Định :
Đồng Nai , Chợ Mỹ lo nhiều phía
Bến Nghé , Sài Gòn kể mấy đông .
- Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh :
Trời Gia Định ngày chiều rạng ráng
Đất Biên Hòa đêm vắng trăng lờ ...
Gần Côn Lôn , xa Đại Hải , máu thây trôi nổi ai nhìn ...
- Văn tế Trương Định :
Trời Bến Nghé mây mưa sùi sụt , thương đấng anh hùng
gặp lúc gian truân ;
Đất Gò Công cây cỏ ủ ê , cám niềm thần tử hết lòng trung
ái
...
Rạch Lá ,
Gò Công mấy trận , người thấy đã kinh ;
Cửa Khâu , Trại
Cá , ai nghe chẳng hãi .
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc :
Đoái sông Cần Giuộc , cỏ cây mấy dặm sầu giăng ;
Nhìn chợ Trường Bình , già trẻ hai hàng lụy nhỏ ...
Chùa Tôn Thạnh năm canh ưng đóng lạnh , tấm lòng son
gởi
lại bóng trăng rằm ...
Bức tranh Nam
Kỳ Lục Tỉnh được khắc họa bằng những từ ngữ " đặc sệt " chất Nam bộ như :
- Thế đất : Gành , vực , bàu , vũng , vịnh , doi ...
- Con vật : Chim quành quạch , chù lắt ( chuột ) , rắn rồng ...
-
Những từ khác : Vùa hương ( bát cắm hương ) , qua ( tôi ) ,
bậu ( bạn ) , kiểng ( cảnh ) , ngươn ( nguyên ) , chở
đạo
( tải đạo ) ...
Những từ ngữ trên gợi ta nhớ đến
một đất Nam bộ còn hoang sơ của thời " khẩn hoang , lập ấp " nhưng vô cùng phong phú về sản
vật thiên
nhiên qua các câu ca dao :
-
Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội , trên rừng cọp um .
- Chiều chiều quạ nói với diều
Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm .
- Xứ Cần Thơ nam thanh nữ tú
Xứ Rạch Giá vượn hú chim kêu .
- Rộng đồng mặc sức chim bay
Biển , hồ lai láng cá bầy đua bơi .
- Trời xanh , kinh đỏ , đất xanh
Đỉa bu , muỗi cắn khiến anh nhớ nàng ...
Thế nhưng , Nam Kỳ Lục
Tỉnh giàu đẹp giờ đây đã đắm chìm trong khói lửa chiến tranh và lần lượt rơi vào tay thực dân Pháp ( ba
tỉnh miền Đông vào năm 1862 , ba tỉnh miền Tây vào năm 1867 )
. Ông đã xác định rõ lập trường của mình trong bài thơ Xúc cảnh ( Ngóng gió đông ) :
Bờ cõi xưa đà chia đất khác
Nắng sương nay há đội trời chung .
2- TÍNH CÁCH CỦA CON NGƯỜI NAM KỲ LỤC TỈNH :
Cũng qua thơ văn
Nguyễn Đình Chiểu , ta thấy thể hiện rất rõ những tính cách đặc trưng của con người Nam bộ như : Phóng khoáng , trọng nghĩa khinh tài , thẳng thắn , trung thực , không tính toán che đậy
... Thể hiện rõ nhất là ba nhân vật trong truyện thơ Lục Vân Tiên ( Vân Tiên ,
Hớn
Minh , Tử Trực ) và thông qua suy nghĩ , lời lẽ đối đáp của các nhân
vật khác nữa .
- Hớn Minh kể chuyện bẻ cẳng tên công tử Đặng Sinh :
Tôi bèn nổi giận một khi
Vật chàng xuống đó bẻ đi một giò .
- Tả bọn cướp Phong Lai lộng hành :
Bây giờ xuống cướp thôn hương
Thấy con gái tốt qua đường bắt đi .
- Chân thực , mộc mạc khi miêu tả cô gái đẹp :
Con ai vóc ngọc mình vàng
Má đào mày liễu dung nhan lạnh lùng .
- Trịnh Hâm nói thẳng thừng khi mắng ông Quán :
Gối rơm theo phận gối rơm
Có đâu dưới thấp mà chồm lên cao .
- Ông Quán cũng thẳng thắn không kém :
Quán rằng : Sấm chớp mưa rào
Ếch nằm đáy giếng thấy bao lăm trời ...
Uổng thay đàn khảy tai trâu
Nước xao đầu vịt nghĩ lâu nực cười .
- Tả bộ mặt xấu xí , chai lì của Bùi Kiêm :
Còn ngươi Bùi Kiệm máu dê
Ngồi chai bề mặt như xề thịt trâu .
- Bùi Kiệm tức giận trước thái độ trung thành của Nguyệt Nga :
Người ta chẳng lấy người
ta
Người ta đâu lấy những là tượng
nhân .
Bằng ngôn ngữ thô ráp , góc cạnh , không trau chuốt ,
cứ như từ cuộc sống hàng ngày bước thẳng vào trang sách ; ông đã miêu tả
tính cách tự do , phóng khoáng của con người Nam Kỳ Lục Tỉnh thật đúng và
nghe thật sướng tai .
Tính cách đặc trưng Nam bộ này dễ tìm thấy trong kho
tàng ca dao của nhân dân ta để lại . Tính cách ấy được hình thành và phát
triển từ môi trường sống , lao động sản xuất nơi vùng đất "
khai hoang , mở cõi " này .
Thử điểm qua một vài câu ca dao
:
- Cô gái nói thẳng lòng mình với chàng trai :
Thò tay ngắt một cọng ngò
Thương anh đứt ruột giả đò làm ngơ .
- Thương nhau đến mức đòi cắt cả ruột gan :
Phải chi cắt ruột đừng đau
Chiều nay tôi cắt ruột tui đưa anh đem về .
- Lấy thân thể của mình để làm thước đo tình yêu :
Tui xa mình không chết cũng đau
Thuốc bạc trăm không mạnh , mặt nhìn nhau mạnh liền .
- Thương nhau đến cả nắm vạt áo :
Anh về em nắm vạt áo em la làng
Biểu anh phải bỏ chữ thương chữ nhớ lại giữa đàng cho
em .
- Đôi khi hơi độc miệng một chút :
Anh có thương em thì cho em một đồng
Để em mua gan công , mật cóc em thuốc chồng rồi em
theo anh ...
Trên đây là
mấy suy nghĩ tản mạn và có tính chất ban đầu về màu sắc Nam bộ trong thơ văn cụ Nguyễn Đình Chiểu . Cần phải đọc và nghiên cứu nhiều hơn nữa mới thấy hết tầm cao giá trị của thơ văn Người . Tuy nhiên , chỉ bấy nhiêu cũng cho ta thấy sở dĩ các tác phẩm của cụ Đồ
sống
mãi vì nó gần gũi với nhân dân . Đó chính là lời ăn tiếng nói ,
là suy nghĩ và tình cảm của nhân dân. Từ đó đã hình thành một phong cách
nghệ thuật riêng cho ông , góp phần quan trọng vào dòng văn học yêu nước Nam
bộ thời chống Pháp .
LÊ NGỌC THẠC
(PCN.CLB.Thơ Ca Mây Hồng Cao Lãnh-Đồng Tháp)
NÉT ĐẸP CỦA BÀI THƠ XUÂN(PCN.CLB.Thơ Ca Mây Hồng Cao Lãnh-Đồng Tháp)
ĐÃ HƠN MỘT THIÊN NIÊN KỶ
.jpg)
M ùa xuân và tình yêu là đề
tài muôn thuở cuả văn học nghệ thuật nói chung, trong đó có thơ ca. Từ
xa xưa, các thi nhân đã từng sáng tác về đề tài này và để lại cho
đời sau nhiều thi phẩm bất hủ.
Trước thềm xuân mới, chúng tôi xin cùng quý thi hữu đọc lại và
cảm nhận một bài thơ viết về mùa xuân và tình yêu nhưng về chiều
dài thời gian thì đã cách xa chúng ta hơn một thiên niên kỷ. Đó là
bài Tử dạ xuân ca của đại thi hào Lý Bạch.
I- VÀI NÉT VỀ THI HÀO LÝ BẠCH:
Lý Bạch (701-762) tự Thái
Bạch, hiệu Thanh Liên Cư sĩ, sinh ở làng Thanh Liên, huyện Miện Dương,
Tỉnh Tứ Xuyên. Ông xuất thân trong một gia đình giàu có, lúc nhỏ học đạo, múa
kiếm, học ca múa; lớn lên thích ngao du sơn thủy. Lúc 25 tuổi, ông đã
đến núi Nga Mi ngắm trăng, ngâm thơ rồi xuôi Trường Giang, qua Động Đình
Hồ, lên Sơn Tây, Sơn Đông, cùng 5 người bạn lên núi Thái Sơn uống rượu,
ca hát, người đời gọi là Trúc Khê lục dật (sáu người ẩn dật trong khe Trúc).
Sau đó, được một người
bạn tiến cử với Đường Minh Hoàng, ông về kinh đô Tràng An 3 năm, nhưng lại bất
mãn và tiếp tục bỏ đi ngao du sơn thủy. Đến Lạc Dương, ông gặp Đỗ Phủ
và kết bạn vong niên (Lý Bạch lớn hơn 11 tuổi).
Họ
cùng Cao Thích vui chơi, thưởng trăng ngắm hoa, săn bắn được nửa năm,
rồi ông lại chia tay Đỗ Phủ viễn du về phương Nam.
Những năm cuối đời ông ẩn cư ở Lô Sơn. Tương truyền năm 61 tuổi,
ông đi chơi thuyền trên sông Thái Thạch, tỉnh An Huy; uống say thấy trăng
lung linh đáy nước, nhảy xuống ôm trăng mà chết. Hiện nay còn di tích
Tróc Nguyệt Đài (Đài bắt trăng) ở huyện ̣Đăng Đồ, tỉnh An Huy, nơi đây đã trở thành địa điểm du lịch nổi
tiếng ở
Trung Quốc.
II- VỀ BÀI THƠ CỦA LÝ BẠCH:
Đây là bài thơ cổ phong của thi hào Lý Bạch. Thơ cổ phong là
thể thơ tương đối tự do, không cần niêm luật chặt chẽ như thơ Đường;
gồm những câu thơ 7 chữ hay 5 chữ (thất
ngôn cổ phong hay ngũ ngôn cổ phong).
Thơ cổ phong xuất hiện vào thời
Đông Hán (25-220), trước đời nhà
Đường.
TỦ DẠ XUÂN CA
Tần địa La phu nữ
Thái tang lục thủy biên
Tố
thủ thanh điều thượng
Hồng
trang bạch nhật tiên
Tàm
cơ thiếp dục khứ
Ngũ
mã mạc lưu liên.
LÝ BẠCH
- La phu:
Người con gái hái dâu trong khúc hát Mạch thượng tang.
- Ngũ mã:
Phẩm hàm của chức quan Thái thú.
KHÚC CA XUÂN CỦA NÀNG TỬ DẠ
La phu thiếu nữ Tần xinh
xắn
Xuân sớm hái dâu trên bến sông
Biêng biếc
cành xanh tay muốt trắng
Lung linh
áo đỏ má hây hồng
Em phải về
thôi, tằm đợi bữa
Người ơi,
xin chớ mãi vời trông!
LÊ NGỌC THẠC
(Phỏng dịch)
III- ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN:
1- Hai câu đầu của bài
thơ như một bức tranh thủy mặc, tác giả khắc họa hình ảnh cô gái
hái dâu bên bờ sông với làn nước trong xanh, bình dị dân dã mà vô cùng
quyến rũ.
Tần
địa La phu nữ
Thái
tang lục thủy biên
(Người con gái La phu đất Tần
Hái dâu bên bờ nước xanh)
Qua hình ảnh cô gái
xinh đẹp đang hái dâu trên nền không gian màu xanh biếc của dâu, của làn nước; tác giả muốn ngợi ca cảnh làng quê thanh bình, yên ả. Người
đọc cảm thấy tâm hồn thật nhẹ nhàng, thanh thản trước bức tranh phong
cảnh và con người tuyệt mỹ.
2- Hai câu 3 và 4:
Tố
thủ thanh điều thượng
Hồng trang
bạch nhật tiên
(Bàn
tay trắng ngần vịn vào nhành cây xanh
Ánh nắng mặt trời chiếu trên bộ đồ đỏ
mới tinh)
Đến đây, những sắc
màu lại được bàn tay của người nghệ sĩ tài hoa nâng lên, phối hợp một cách tuyệt đẹp. Màu xanh của nhành dâu, màu
trắng ngần của đôi tay thiếu nữ, ánh nắng lung linh của mặt trời,
màu đỏ của quần áo mới tinh ...
Hai câu thơ này đã
làm hoàn chỉnh hơn bức tranh con người và phong cảnh. Bức tranh còn
là hình ảnh ẩn dụ của một đất nước thanh bình, trong đó người dân
được sống và lao động một cách an lành, vui vẻ và vô tư. Lời thơ vô
cùng giản dị, không cầu kỳ, trau chuốt ... nhưng lại có sức quyến rũ
lạ kỳ; cảm xúc thẩm mỹ của độc giả từng bước được nâng dần lên.
3- Hai câu kết vô cùng bất ngờ và tinh tế:
Tàm
cơ thiếp dục khứ
Ngũ
mã mạc lưu liên.
(Tằm đói
rồi thiếp phải chạy về nhà
Xin người – chàng trai đi xe 5 ngựa kéo – đừng ở lại lâu.)
Hai câu kết của bài
thơ thật
bất ngờ, hình ảnh thơ vô cùng hàm
súc, lung
linh đa nghĩa, có tác dụng mở rộng tối
đa sự liên tưởng của người đọc.
Có một chàng trai đa
tình đang say đắm, ngất ngây trước phong cảnh thiên nhiên và vẻ đẹp
hồn nhiên, khỏe mạnh, mơn mởn của cô gái.
Thiếu nữ nửa như mời
mọc, nửa như chối từ một cách khéo léo.. Thiếp phải về nhà thôi
kẻo tằm bị đói, chàng có muốn đi theo không? Nhưng thôi, chàng là
người cao sang, quyền quí chẳng nên dây dưa ở đây lâu mà làm gì! Thân phận
của thiếp thấp hèn, chẳng qua chỉ là hoa dại bên đường. Nếu chàng
không thật tình, đến rồi lại đi thì chỉ làm cho thiếp thêm đau khổ
vì vương vấn mà thôi.
Bài thơ ngũ ngôn, vỏn vẹn có 30 chữ, ngắn gọn như một đóa hoa xinh xắn. Thế
nhưng, ý nghĩa nhân văn mà nó mang lại vượt rất xa so với số lượng
những con chữ được dùng. Tác giả đã sử dụng bút pháp ẩn dụ thật
điêu luyện và tài hoa. Dùng hình ảnh thiếu nữ xinh đẹp đang hái dâu
bên bờ nước trong xanh để ngợi ca khung cảnh đất nước thanh bình. Dùng
cử chỉ vội vàng, bối rối vì lo tằm đói để thể hiện tâm trạng phân
vân của cô gái quê hồn nhiên, chất phác trước sự say đắm của chàng
trai đa tình. Hình ảnh thơ cô đọng mà hàm súc biết bao.
Người đời phong danh
hiệu cho Lý Bạch là Thi tiên (ông tiên trong làng thơ). Sau khi ông qua
đời, người cháu họ là Lý Đăng Dương sưu tầm lại thơ ông. Theo đó thì
nhà thơ đã sáng tác khoảng 20.000
bài, nhưng
ông không quan tâm lưu giữ nên hiện nay chỉ còn khoảng 1.800 bài.
Thơ ông viết về đủ
mọi đề tài và lĩnh vực nào cũng có những tuyệt tác. Lý Bạch là
thiên tài của những bài tuyệt cú (4 câu 5 chữ hoặc 7 chữ), cô đọng nhưng hàm
súc như Tĩnh
dạ tứ, Vọng Lư Sơn bộc bố, Hoàng
Hạc lâu tống
Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng ... Ngôn
ngữ thơ ông giản dị, tự nhiên; không cầu kỳ trau chuốt nhưng tứ thơ thì sâu sắc, có sức truyền cảm lạ kỳ. Ông đã để lại cho
nhân loại nhiều thi phẩm bất hủ, sống mãi với thời gian. Nhân dịp
đầu xuân, đọc lại thơ Lý Bạch, chúng ta càng hiểu rõ và cảm nhận
sâu sắc hơn vẻ đẹp lung linh, quyến rũ của Đường thi.
LÊ NGỌC THẠC
(P.Chủ Nhiệm CLB.Thơ ca Mây Hồng-ĐT)
HÀN MẶC TỬ
V ăn học Việt Nam giai đoạn1930-1945 đã đạt được những thành tựu vô cùng rực rỡ và xuất hiện nhiều tên tuổi lớn, trong đó có nhà thơ Hàn Mặc Tử. Ông là nhà thơ nổi tiếng, là một trong những người khởi đầu cho trào lưu thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam. Thơ ông được đánh giá rất cao, một số bài được đưa vào sách giáo khoa để giảng dạy trong nhà trường như: Đây thôn Vỹ Dạ, Mùa xuân chín...
Hàn Mặc Tử có thời gian làm ở Sở Đạc điền Qui Nhơn (Tỉnh Bình
Định), sau đó vào Sài Gòn lập nghiệp. Đến Sài Gòn, ông phụ trách
trang Thơ báo Công Luận, phụ trách trang Văn báo Sài Gòn. Thơ ông đăng
nhiều ở các báo: Phụ nữ Tân văn, Tiếng dân, Công luận, Tân thời, Đông
dương tạp chí, Người mới, Trong khuê phòng, Sài Gòn...
1- NĂM BÀI THƠ ĐƯỜNG LUẬT:
HÀN MẶC TỬ
V ăn học Việt Nam giai đoạn1930-1945 đã đạt được những thành tựu vô cùng rực rỡ và xuất hiện nhiều tên tuổi lớn, trong đó có nhà thơ Hàn Mặc Tử. Ông là nhà thơ nổi tiếng, là một trong những người khởi đầu cho trào lưu thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam. Thơ ông được đánh giá rất cao, một số bài được đưa vào sách giáo khoa để giảng dạy trong nhà trường như: Đây thôn Vỹ Dạ, Mùa xuân chín...
Thế nhưng,
khi nói về Hàn Mặc Tử, người ta thường nhắc đến những bài thơ mới
theo khuynh hướng lãng mạn, rồi đến tượng trưng, siêu thực... mà ít
đề cập đến mảng thơ đường luật của ông.
Trong
phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn cùng quý thi hữu tìm hiểu thêm-
tất nhiên chỉ là bước đầu- một số bài thơ đường luật của Hàn Mặc
Tử. Từ đó, chúng ta có thể hình dung một cách đầy đủ hơn con đường
thơ của ông, một thi sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh.
I-
VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI HÀN MẶC TỬ:
Hàn Mặc Tử (1912-1940) tên thật
là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22.09.1912 tại làng Lệ Mỹ, TX.Đồng
Hới, tỉnh Quảng Bình. Ông lớn lên ở Qui Nhơn (Tỉnh Bình Định) trong
một gia đình theo Công giáo.
Thân
phụ của ông là Nguyễn Văn Toản, làm thông phán nên thường di chuyển
nhiều nơi, do đó Hàn Mặc Tử cũng theo cha và học ở nhiều trường
khác nhau như Sa Kỳ (1920), Qui Nhơn,
Bồng Sơn (1921-1923), trường dòng Pellerin Huế (1926)…
Hàn Mặc Tử có năng khiếu thơ từ rất sớm, khi mới 14 tuổi, từng đạt
giải nhất trong cuộc thi thơ ở một thi
xã. Ông đã từng gặp cụ Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng khá nhiều
từ nhà chí sĩ này. Thơ ông được cụ Phan giới thiệu lên báo và họa
vận 3 bài đường luật. Cũng do mối quan hệ với cụ Phan Bội Châu nên
ông đã bị xóa tên khỏi danh sách đi du học ở Pháp.
Khi biết mình mắc bệnh phong, một căn bênh nan y lúc bấy giờ; ông đã
bỏ tất cả và trở về Qui Nhơn. Hàn Mặc Tử thuê một chòi tranh ở Gò
Bồi (cách Qui Nhơn 15km) để ở và tuyệt giao với bạn bè. Tháng 9.1940,
ông vào Bệnh viện phong Quy Hòa điều trị, mang số bệnh nhân 1134. Hàn
Mặc Tử đã qua đời tại đây ngày 11.11.1940, khi mới 28 tuổi.
Cuộc đời Hàn Mặc Tử được biết đến với nhiều mối
tình. Có những người pḥu nữ ông đã gặp mặt, có người ông chỉ giao
tiếp qua thư từ. Có thể kể đến như: Hoàng Cúc, Mộng Cầm, Mai Đình,
Thương Thương, Ngọc Sương, Thanh Huy, Mỹ Thiện... Những mối tình đó đã
để lại nhiều dấu ấn trong các tác phẩm của ông.
- Các bút danh: Minh
Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh, Hàn Mạc Tử (sau đổi thành Hàn Mặc
Từ).
- Các tác phẩm: Gồm các tập thơ như Lệ Thanh thi tập, Gái
quê, Đau thương, Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên (2 vở kịch thơ), Chơi
giữa mùa trăng (thơ, văn xuôi)…
II- THƠ ĐƯỜNG LUẬT CỦA HÀN MẶC TỬ:
Thế giới thơ của Hàn
Mặc Tử khá phức tạp. Ông đã đi từ thơ Đường luật cổ điển sang thơ
mới theo khuynh hướng lãng mạn, rồi đến tượng trưng, siêu thực. Giai
đoạn đầu, cảm xúc thơ trong sáng, lời thơ nhẹ nhàng, tứ thơ bình dị,
chan chứa tình quê...Nhưng càng về sau, thơ ông đầy những cảm xúc lạ
lùng, kinh dị, huyền bí thậm chí điên loạn và đượm màu sắc tôn
giáo. Những đau đớn do căn bệnh hiểm nghèo hành hạ thể xác và tâm
hồn đã để lại dấu ấn rõ rệt trong tác phẩm của ông.
Thơ đường luật của Hàn Mặc Tử được sáng tác ở giai
đoạn đầu, tập hợp chủ yếu trong Lệ Thanh thi tập. Chúng tôi xin giới
thiệu một số bài sau đây:
1- NĂM BÀI THƠ ĐƯỜNG LUẬT:
CHUYẾN ĐÒ
NGANG
THỨC KHUYA
(Đêm không ngủ)
Không hẹn hò sao gặp gỡ đây?
Non sông bốn mặt ngủ mơ
màng
Người thời như tỉnh, kẻ như
say
Thức chỉ mình ta dạ chẳng an
Trong veo làn nước soi đôi
mặt Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối
Xa tít quê nhà trỏ một
tay Gió thu lọt cửa cọ mài chăn
Tâm sự mới trao bờ đã
đến
Khóc giùm thân thế hoa rơi lệ
Nỗi niềm chưa cạn khách về
ngay
Buồn giúp công danh dế dạo đàn
Ba sinh duyên nợ âu là
thế Trỗi dậy nôm na vài điệu cũ
Một chuyến đò đưa nghĩa một
ngày.
Năm canh tâm sự vẫn chưa tàn.
CHÙA
HOANG BUỒN THU
Chùa không sư tụng cảnh buồn
teo Ấp
úng không ra được nửa lời
Xác Phật còn đây chuỗi Phật
đâu?
Tình thu bi thiết
lắm thu ơi!
Réo rắt cành thông thay kệ đọc Vội vàng cánh
nhạn bay đi trớt
Lập lòe bóng đóm thế đèn
treo
Hiu
hắt hơi may thoảng lại rồi
Hương sầu khói lạnh nằm ngơ
ngác Nằm gắng đã không thành mộng được
Vách chán đêm suông đứng dãi
dầu Ngâm tràn cho đỡ chút buồn
thôi
Rứa cũng trơ gan cùng tuế
nguyệt
Ngàn trùng bóng liễu trông xanh ngắt
Bên thềm khắc khoải tiếng quyên kêu. Chỉ có thông kia chịu với trời.
GÁI Ở
CHÙA
Giới thiệu bài
họa Thức khuya
của cụ Phan Bội Châu
Rừng Thiền thấp thoáng dáng quần thoa Chợ lợi trường danh tí chẳng màng
Khuê các trâm anh cũng rứa
à?
Sao
ăn không ngọt, ngủ không an
Mùi tục chưa chi mà vội
chán
Trăm năm ngán đó tuồng dâu bể
Cuộc đời mới thế đã lo
xa
Muôn họ nhờ ai bạn chiếu chăn
Lạt mùi son phấn say mùi
đạo
Cửa sấm gớm ghê người đánh trống
Chán cảnh phồn hoa mến cảnh chùa
Tai trâu
mỏi mệt khách đưa đàn
Dì Nguyệt trớ trêu lòng dạ
thiểm Lòng sen đằng đẵng tơ sen vướng
Trăm năm nỡ để thiệt thòi
hoa!
Mưa gió bao phen gội chẳng tàn.
2- ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN:
- Về bài thơ Chuyến đò ngang: Có lẽ không ai nghĩ là của
một cậu bé 14 tuổi đã
viết sau những chuyến qua đò đi học. Cảm xúc thơ thật mới lạ, trong
sáng nên khi đọc ta cảm thấy ý thơ không bị nhốt trong cái lồng thơ
quen thuộc và cũ kỹ. Hai câu:
Trong
veo làn nước soi đôi mặt
Xa tít quê
nhà trỏ một tay...
đã vẽ ra một không gian mênh mông, xa mờ từ con đò ngang đưa cậu bé
mỗi ngày đi học. Con đò tuổi thơ ngày ấy đã dự báo một tài năng
xuất chúng.
-
Ba bài thơ Thức khuya, Chùa
hoang, Gái ở chùa được
đăng trên Thực nghiệp dân báo năm 1931. Hàn Mặc Tử ( bút hiệu lúc bấy
giờ là Phong Trần ) mới 19 tuổi. Cụ Phan Bội Châu đã khen ngợi: “Từ về nước đến nay, được xem nhiều thơ văn quốc âm, song chưa gặp
được bài thơ nào hay đến thế. Hồng Nam nhạn Bắc, ước ao có ngày gặp
gỡ để bắt tay nhau cười to một tiếng, ấy là thỏa hồn thơ tôi đó!”
- Trong thơ đường luật của Hàn Mặc Tử, chúng
ta thấy phảng phất khẩu khí và giọng điệu “ưu thời mẫn thế” kiểu
như Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương ...
Non sông bốn mặt ngủ mơ màng
Thức chỉ mình ta dạ chẳng an...
Khóc giùm thân thế hoa rơi lệ
Buồn giúp công danh dế dạo đàn...
(Thức khuya)
Cũng
giống như tâm sự của các nhà nho yêu nước trước cảnh quê hương chìm
trong bóng đêm nô lệ, luôn trăn trở, băn khoăn cùng thế sự.
Nằm
gắng đã không thành mộng được
Ngâm tràn cho đỡ chút buồn thôi...
(Buồn thu)
Khắc khoải năm canh quyên nhớ nước…
Giấc điệp mơ màng vùng trỗi dậy
Vừa toan tính đó có ai hay...
(Canh khuya cảm tác-Không giới thiệu
toàn bài)
- Ông
có cách nhìn đời rất nhân văn, luôn sống và cảm thông với mọi người,
cả những người con gái ở chùa.
Dì Nguyệt trớ trêu lòng dạ
thiểm
Trăm năm nỡ để thiệt thòi hoa!
(Gái ở chùa)
Khó có thể
tin rằng, Hàn Mặc Tử khi ấy mới 19 tuổi, cái tuổi mà thời đó người ta còn xem là
thiếu niên.
- Về cách sử dụng ngôn ngữ: Tuy hình thức thơ cũ, nhưng ông đã sử
dụng những từ ngữ mang nội dung hoàn toàn mới.
Bóng
nguyệt leo song sờ sẫm gối
Gió thu lọt cửa cọ mài chăn...
(Thức khuya)
Với những từ leo song,
sờ sẫm, lọt cửa, cọ mài..., Hàn
Mặc Tử đã mang đến cho trăng gió, gối chăn- vốn là những hình ảnh
sáo mòn- một nội hàm hoàn toàn mới: Sống động, gợi cảm, xác thịt
hơn... Ông đã đem thơ bước sang một giai đoạn mới bằng những câu thơ
hoàn toàn mang hơi thở lạ, thoát khỏi vòng luân lý, đạo đức của
những năm 30 thế kỷ trước.
Réo
rắt cành thông thay kệ đọc
Lập lòe bóng đóm thế đèn treo
Hương sầu khói lạnh nằm ngơ ngác
Vách chán đêm suông đứng dãi dầu...
(Chùa hoang)
Những từ réo rắt, lập
lòe, bóng đóm, hương sầu, khói lạnh, vách chán, đêm suông, nằm ngơ
ngác...đã gợi cái vắng lặng, khuya khoắt của một xóm thanh lâu
hơn là cảnh thanh tịnh, đầy vẻ từ bi của nhà chùa! Cảnh chùa đã
hoang, lại thêm không sưnhưng còn có Xác Phật, thật là tinh quái và phạm
thượng biết bao! Có nhà nghiên cứu cho đây là sự phạm thượng của một
thiên tài. Hàn Mặc Tử đã làm một cuộc cách mạng ngôn từ và tư tưởng như
vậy trong thơ đường luật.
Nhìn chung, số lượng thơ đường luật của Hàn Mặc Tử không nhiều; nhưng đây lại là cột mốc quan trọng trên con đường thơ của
một thiên tài. Ngay từ những bài thơ đường luật chặt chẽ về niêm
luật, chúng ta đã thấy xuất hiện những nụ mầm mới lạ về ngôn từ
và tư tưởng. Những nụ mầm ấy đã nở thành những đóa hoa lung linh
hương sắc ở giai đoạn tiếp theo và để lại cho đời những thi phẩm
sống mãi với thời gian.
x x
x
Tôi đã về thăm đất Qui Nhơn, đứng lặng bên mộ Hàn Mặc Tử trên đồi
Thi Nhân (Ghềnh Ráng), ngậm ngùi tiếc thương một con người tài hoa
nhưng bạc mệnh. Ông ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ và sự nghiệp văn
chương cũng vừa mới bắt đầu.Thế nhưng, qua chặng đường thơ khoảng 10 năm của mình, thi sĩ đã trở thành một trong những người khởi đầu cho dòng thơ
lãng mạn hiện đại Việt Nam với những vần thơ xuất thần, bất hủ.
Không chỉ có vậy, ông còn để lại trong trái tim của hàng triệu người
hâm mộ cả nước sự nuối tiếc và tình cảm mến thương vô hạn.
Xin mượn lời nhận xét sau đây của nhà thơ Chế Lan Viên để thay
lời kết:
“Mai sau,
những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến đi và còn lại của cái
thời kỳ này chút gì đáng kể, đó là Hàn Mặc Tử.” (Chế Lan Viên, Báo Người mới số
5,23.11.1940)
LÊ NGỌC THẠC
PCN.CLB.Thơ Ca Mây hồng TP. Cao Lãnh-Đồng Tháp
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét