Sưu tầm


Nobel Văn học 2014
                                       PATRICK MODIANO (PHÁP)
      Patrick Modiano trở thành nhà văn thứ 11 của Pháp giành được giải thưởng Nobel danh giá này.
      Patrick Modiano sinh ra tại ngoại ô Paris vào ngày 30/7/1945. Cha ông là người Italy gốc Do Thái, còn mẹ là một diễn viên người Bỉ. Ông là tên tuổi lớn trong văn chương đương đại Pháp. Modiano từng nhận giải Goncourt 1978 cho tiểu thuyết Rue des boutique obscures (tên tiếng Việt: Phố những cửa hiệu u tối), nhận Giải thưởng Văn học trọn đời Paul - Morand năm 2000. Tác phẩm của Modiano luôn có cảm giác trống rỗng, chông chênh, sự thiếu hụt hoang mang, ám ảnh. Modiano đã có khá nhiều sách được dịch ra tiếng Việt, như: Quảng trường Ngôi Sao, Những đại lộ ngoại vi, Phố những cửa hiệu u tối  Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối. Dù rất nổi tiếng ở Pháp, ông sống khá kín đáo, hiếm khi xuất hiện trước truyền thông hoặc trả lời phỏng vấn báo chí.

Nobel Văn học 2013

                                     ALICE ANN MUNRO (CANADA)

    Trong lời tuyên bố ngắn gọn, Peter Englund gọi nữ nhà văn Canada là "bậc thầy của truyện ngắn đương đại". Ngay trong cuộc phỏng vấn với báo chí sau khi công bố, Englund cũng dành những lời thiện cảm để nói về Munro: "Con người nhỏ, tâm hồn lớn".
    Trước đó, Alice Munro cũng là một trong những tên tuổi hàng đầu được kỳ vọng đạt Nobel 2013. Với chiến thắng của Alice Munro, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã xóa bỏ "truyền thống" chỉ tôn vinh những tác giả của thể loại tiểu thuyết.
     Alice Munro tên đầy đủ là Alice Ann Munro. Bà sinh năm 1931 tại bang Ontario, Canada. Các tác phẩm của Munro lấy đề tài từ chính cuộc sống của thị trấn nhỏ nơi bà sống. Alice Munro thường tập trung viết về những vấn đề xã hội, đời sống. Bà chú trọng chi tiết, xây dựng nhân vật tài tình và đưa ra những kết thúc khó đoán. Bà thường được so sánh với bậc thầy truyện ngắn Nga Anton Chekhov. Tác phẩm của Alice Munro gồm các tập các tập truyện ngắn "Dance of the Happy Shades", "Selected Stories"... Ở Việt Nam, bà được biết đến qua tập truyện "Trốn chạy".
    Nữ tác gia từng thắng giải Man Booker Quốc tế năm 2009, ba lần đoạt giải Governor General của Canada cùng nhiều giải thưởng văn chương khác.

Nobel Văn học 2012

                                       MẠC NGÔN (TRUNG QUỐC)
     Đây được coi là sự vinh danh xứng đáng với nhà văn 57 tuổi, tác giả của hàng loạt tiểu thuyết đồ sộ, chứa đựng tư tưởng lớn và có tầm ảnh hưởng rộng rãi đến Trung Quốc và cả thế giới như: Báu vật của đời, Cao lương đỏ, Đàn hương hình, Củ tỏi nổi giận, Rừng xanh lá đỏ... Sáng tác của Mạc Ngôn không chỉ được dịch và xuất bản nhiều thứ tiếng mà còn được chuyển thể thành các bộ phim gây tiếng vang trên thế giới.
Mạc Ngôn là tác giả khá gần gũi với độc giả Việt Nam. Phần lớn các tác phẩm của ông đều đã được dịch ra tiếng Việt. Hồi tháng 11/2011, Hội Nhà văn Hà Nội vừa tổ chức hội thảo về cuốn "Báu vật của đời" của ông.
    Mạc Ngôn (sinh ngày 17/2/1955) là bút danh của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Quản Mạc Nghiệp (Guan Moye). Ông được đánh giá là “một trong những nhà văn nổi tiếng, có ảnh hưởng sâu rộng tới tất cả nhà văn Trung Quốc”. Ông cũng được so sánh với những văn hào như Franz Kafka hay Joseph Heller. Mạc Ngôn sinh tại thành phố Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc trong một gia đình nông dân. Thời kỳ Cách mạng văn hóa, ông làm việc trong một nhà máy sản xuất dầu. Mạc Ngôn tham gia quân đội ở tuổi 20 và bắt đầu viết khi ở trong quân ngũ vào năm 1981. Ba năm sau đó, Mạc Ngôn trở thành giảng viên Khoa Văn học của Học viện Văn hóa Quân đội. Bút danh của Mạc Ngôn trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là “không nói” được ông lấy khi viết cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình. Ông chọn bút hiệu này để nhắc nhở bản thân mình kiệm lời.

Nobel Văn học 2011

                       TOMAS TRANSTROMER (THỤY ĐIỂN)

    Viện Hàn lâm Thụy Điển khẳng định, họ tôn vinh nhà thơ 80 tuổi bởi "thông qua những hình ảnh súc tích, trong suốt, ông mang đến cho chúng ta cách tiếp cận tươi mới với hiện thực".
     Peter Englund - Thư ký thường trực Viện Hàn lâm - nhận xét thêm: "Tomas Transtromer đến với thơ ca bắt đầu từ năm 1951. Gia tài của ông không quá đồ sộ. Nhưng ông đặt ra những câu hỏi lớn. Ông viết về cái chết, về lịch sử, ký ức và tự nhiên".
    Tomas Transtromer là nhà văn thứ ba của Thụy Điển từng đoạt giải Nobel. Năm 1974, Viện Hàn lâm tôn vinh cùng lúc hai nhà văn Thụy Điển là Harry Martinson và Eyvind Johnson.
     Tomas Transtromer sinh năm 1931 tại Stockholm, là nhà văn, nhà thơ, dịch giả nổi tiếng thế giới. Ngoài ra, ông còn là nhà tâm lý học. Transtromer đã xuất bản hơn 10 đầu sách, trong đó có những tác phẩm như Windows and Stones (1966), Baltics (1974), The Great Enigma... Tác phẩm của ông đã được dịch ra hơn 50 thứ tiếng và có tầm ảnh hưởng toàn cầu, đặc biệt là ở các quốc gia Bắc Mỹ.

Nobel Văn học 2010

                                       Mario Vargas Llosa (Peru)
      Mario Vargas Llosa tên đầy đủ là Jorge Mario Pedro Vargas Llosa, sinh năm 1936. Ông là một trong những nhà văn nổi tiếng ở Mỹ Latin thế kỷ 20, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết và tiểu luận. Ông đã viết hơn 30 cuốn tiểu thuyết và tiểu luận.
     Sinh ra ở Arequipa (Peru), thời thơ ấu, ông Llosa sống cùng ông bà ở Bolivia. Năm 1946, gia đình ông chuyển về Peru, sau đó ông nhập học ở một trường quân đội, trước khi chuyển sang nghiên cứu văn chương và luật học tại Lima (Peru) và Madrid (Tây Ban Nha).
     Năm 1959, ông Llosa chuyển tới Paris làm giáo viên ngôn ngữ và nhà báo cho hãng thông tấn Pháp AFP cũng như đài truyền hình quốc gia của Pháp. Ông Llosa đã tham gia giảng dạy và diễn thuyết tại nhiều trường đại học ở Mỹ, Nam Mỹ và châu Âu.
     Ông nổi danh vào những năm 1960 với các tiểu thuyết La ciudad y los perros (Thành phố và con chó – 1966), La casa verde (Ngôi nhà xanh – 1968) và Conversación en la catedral (Đối thoại trong giáo đường - 1975). 
     Ngoài vai trò nhà văn, nhà báo, ông Llosa còn là một chính trị gia. Năm 1990, ông đã ra ứng cử tổng thống Peru, song bị thất bại trước đối thủ Alberto Fujimori. Năm 1995, ông được trao giải Cervantes, giải văn chương danh giá nhất dành cho các tác phẩm viết bằng tiếng Tây Ban Nha. 
      Vargas Llosa là nhà văn Nam Mỹ đầu tiên giành giải Nobel Văn học kể từ năm 1982, khi giải thưởng này được trao cho cây viết người Colombia Gabriel Garcia Marquez, tác giả tiểu thuyết Trăm năm cô đơn. 
      Theo giới phê bình văn chương, Mario Vargas Llosa cùng với Gabriel Garcia Marquez là hai nhân vật vĩ đại, góp phần hình thành nên Làn sóng Mỹ Latin trong văn học với khả năng tác động mạnh mẽ đến cả thế giới. 

Nobel văn học 2009

                                                       HERTA MULLER (ĐỨC)

     Herta Müller sinh năm 1953 trong một gia đình nông dân tại Timiş, Romania. Lớn lên, bà theo học tiếng Đức và Văn học Romania tại Đại học Timişoara. Từng trải qua nhiều nghề như phiên dịch, dạy học, Müller xuất bản cuốn sách đầu tiên năm 1982. Từ năm 1987, bà cùng chồng sang Đức và định cư ở đó cho đến nay.
     Trong gần 30 năm cầm bút, Müller từng đoạt các giải thưởng văn học danh giá như: giải Kleist, giải Frankz Kafka và giải Impac với cuốn tiểu thuyếtThe Land of Green Plums. Tác phẩm mới nhất của bà, tiểu thuyếtAtemschaukel vừa ra mắt hồi tháng 8. Pete Ayrton, nhà xuất bản từng ấn hành tác phẩm của Müller cho biết, ông rất "vui mừng" khi nghe tin bà đoạt giải. "Giải Nobel đã mang đến cho chúng ta một nhà văn tuyệt vời nhưng bị lãng quên và chưa được thế giới đánh giá đúng mức", ông nói.
     Ngoài The Land of Green Plums, bà còn nổi tiếng với những tác phẩm như:Nadirs (tập truyện ngắn - 1982), The Passport (1989), The Devil is Sitting in the Mirror (1991), The Guard Takes His Comb (1993), The Appointment(2001)... Nhiều tác phẩm của bà đã được dịch sang tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác
      Với giải thưởng này, Herta Müller nâng tổng số nhà văn Đức đoạt giải Nobel Văn học lên 9 người - xếp thứ tư trong số các quốc gia được vinh danh nhiều nhất, sau Pháp, Mỹ và Vương quốc Anh. 

Nobel Văn học 2008

                                 JEAN-MARIE GUSTAVE LE CLÉZIO (PHÁP)
    Jean-Marie Gustave Le Clézio sinh năm 1940 ở Nice, Pháp. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông sang Mỹ sống bằng nghề dạy học.
     Vốn là người đam mê du lịch và văn chương, Le Clézio sáng tác từ năm lên 7 - 8 tuổi. 23 tuổi, ông thành công ngay từ tác phẩm đầu tay Le Procès-verbal. Cuốn tiểu thuyết đoạt giải thưởng Prix Renaudot 1963 và lọt vào chung khảo giải Goncourt năm đó. Năm 1980, Le Clézio tạo nên bước ngoặt lớn trong sự nghiệp văn chương của mình với cuốn Desert. Tác phẩm được Viện Hàn lâm Thụy Điển đánh giá là "chứa đựng những hình ảnh huy hoàng về một nền văn hóa đã biến mất trên sa mạc Bắc Phi, tương phản với hình ảnh một châu Âu được nhìn qua đôi mắt của những kẻ nhập cư không mời mà tới".
     Đến nay, sau hơn 40 năm cầm bút, ông đã là tác giả của hơn 30 đầu sách, gồm truyện ngắn, tiểu thuyết, tiểu luận và các công trình dịch thuật về thần thoại thổ dân châu Mỹ. Trong một cuộc khảo sát ý kiến độc giả do Tạp chí Văn học Lire (Pháp) thực hiện năm 1994, Le Clézio được 13% số người tham gia bầu chọn là nhà văn đương đại lớn nhất của Pháp. Trong đời thường, nhà văn sống bình lặng, có phần ẩn dật và lánh xa các phương tiện thông tin đại chúng.

Nobel Văn học 2007

                                          DORIS LESSING (ANH)
      Doris Lessing sinh ngày 22/10/1919 tại Iran trong một gia đình có bố mẹ đều là người Anh. Bố của bà làm thư ký ngân hàng còn mẹ là y tá. Lessing sống phần lớn quãng đời tuổi thơ tại Zimbabwe - nơi gia đình bà có một nông trại khá rộng lớn. Tại đây, Doris theo học ở một trường dòng nổi tiếng với lối giáo dục hà khắc. Sau đó không lâu, bà được chuyển sang một trường trung học dành cho nữ sinh cũng thuộc vùng Salisbury.
     Nhưng nhà văn tương lai sớm rời bỏ trường lớn và dấn thân nhanh vào con đường tự học. Lessing đọc nhiều và đam mê những tác phẩm của Dickens, Scott, Stevenson, Kipling, D.H. Lawrence, Stendhal, Tolstoy, Dostoievsky...
     Tên khai sinh của nhà văn là Doris May Tayler. Bút danh Doris Lessing xuất phát từ cuộc hôn nhân thứ hai của bà. Năm 19 tuổi, Doris cưới và có hai mặt con. Nhưng cuộc hôn nhân này kết thúc sớm. Bà đi bước nữa với Gottfried Lessing - một nhà hoạt động chính trị người Đức.
    Doris Lessing xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay - The Grass Is Singing năm 1949. Những tác phẩm nổi tiếng của Lessing gồm: Children of Violence, Diary of a good neighbor, If the old could, The good terrorist và đặc biệt làThe golden Notebook.
     Tác phẩm mới nhất của Lessing - The Clefts - xuất bản hồi cuối năm ngoái đầu năm nay - được đánh giá là một tác phẩm gây sốc, dù khi viết, tác giả đã ngoài tuổi 80.
     Trong sự nghiệp 57 năm cầm bút của mình, Doris Lessing giành được rất nhiều giải thưởng. Trong đó có những giải quan trọng như: Somerset Maugham (1954); Giải Medicis của Pháp (1976), Giải German Federal Republic Shakespear (1982) và ba lần lọt vào chung khảo Man Booker (1971, 1981 và 2005)...Bà đã qua đời ngày 17.11.2013 tại thủ đô London, hưởng thọ 94 tuổi.

Nobel văn học 2006

                            ORHAN PAMUK (THỔ NHĨ KỲ)
     Pamuk sinh ra ở Istanbul vào năm 1952 trong một gia đình giàu có, có xu hướng Tây hóa. Phần lớn cuộc đời ông sống tại thành phố quê hương, nơi có lần khiến ông đặt bút viết: "Số phận của lstanbul cũng là số phận của tôi. Tôi gắn bó với thành phố này bởi chính nó đã tạo nên con người tôi".
     Orhan Pamuk từng theo học kiến trúc, báo chí và đã có bằng cử nhân về nghề báo. 30 tuổi, ông mới cho ra đời tiểu thuyết đầu tay Cevdet Bey ve Ogullari, và cuốn này ngay lập tức giành giải thưởng Orhan Kemal. Sau đó, Pamuk tiếp tục gặt hái một loạt vinh dự trong nước và quốc tế khác: hai lần nhận giải văn học Medicis của Pháp (năm 1988, 2005), giải thưởng Hòa bình của Hội chợ sách Frankfurt (Đức), giải thưởng văn học quốc tế IMPAC... Các tác phẩm nổi tiếng của ông phải kể đến: The White Castle, Istanbul, My Name Is Red, Snow...
     Năm 2005, ông bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ buộc tội "sỉ nhục quốc thể" khi đề cập đến cuộc thảm sát người Armenia và người Kurd tại đất nước mình. Pamuk buộc phải rời khỏi quê hương, hứng chịu búa rìu dư luận. Vụ việc của ông đã làm dấy lên mâu thuẫn giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề tự do ngôn luận. Cuối cùng, ông được tuyên trắng án.
     Chiến thắng của Orhan Pamuk giúp Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên góp mặt trong danh sách các nước có công dân giành giải Nobel Văn học.

Nobel Văn học 2005
                                HAROLD PINTER (ANH)
     Pinter, năm nay 75 tuổi, vốn được xem là một trong những kịch tác gia đương đại lớn nhất của Anh, người có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến thế hệ mình, là tác giả của những vở kịch The Room,The Birthday Party, The Dumb Waiter và tác phẩm nổi tiếng The Caretaker.
Nhân vật trong kịch của Pinter, với nỗi sợ hãi và những khát khao bị dồn nén, tội lỗi và một xu hướng nhục dục khó khăn được dựng lên tương phản với cuộc sống sạch sẽ, ngăn nắp mà họ đặt ra để tồn tại. Mọi thứ đều có thể xảy ra từ một căn phòng nhỏ, họ kiến thiết cuộc sống của mình như một loại trò chơi nhẫn tâm và hành động của họ thường mâu thuẫn với lời họ nói. Để rồi dần dần, từng lớp vỏ che đậy bên ngoài được bóc ra và nhân vật hiện rõ sự trần trụi của mình.
     Pinter còn được dư luận biết đến bởi những tư tưởng chính trị cánh tả, các chiến dịch đòi nhân quyền. Ông cũng là người lớn tiếng phê bình chính sách của Margaret Thatcher và Ronald Reagan.
     Ngoài khối lượng tác phẩm gồm hơn 30 vở kịch, ông còn sáng tác thơ và viết văn. Kịch bản điện ảnh và truyền hình đáng nhớ của ông gồm The Accident, The Servant  The Go-Between và kịch bản phim The French Lieutenant's Woman năm 1981 dựa theo tiểu thuyết của John Fowles.
     Pinter là tác giả người Anh đầu tiên đoạt giải Nobel văn học kể từ khi giải được trao cho V.S. Naipaul vào năm 2001. Ông cũng từng được trao nhiều giải thưởng như giải Wilfred Owen dành cho tác phẩm thơ tiêu biểu, giải Shakespeare (Hamburg), giải Văn chương châu Âu (Vienna), giải Pirandello (Palermo), giải David Cohen của văn học Anh, giải thưởng của Hội phê bình sân khấu New York.
     Là con trai của một người thợ may người Do Thái, Pinter sinh tại London vào ngày 10-10 năm 1930. Sự chạm trán với chủ nghĩa bài Do Thái thời trẻ đã ảnh hưởng đến con đường trở thành nhà viết kịch của ông. Thảm họa bị đặt bom của London cũng là sự kiện đã ảnh hưởng sâu sắc đến ngòi bút của Pinter. Những năm gần đây, ông chuyển cái nhìn gay gắt sang quốc gia Hoa Kỳ và cuộc xâm lược Iraq năm 2003.

Nobel Văn học 2004

                                ELFRIEDE JELINEK (ÁO)
     Elfriede Jelinek sinh ngày 20/10/1946 tại Thị trấn Mürzzuschlag. tỉnh Styria, Áo. Từ khi còn rất nhỏ bà đã đam mê chơi Piano. Năm 1964, Elfriede Jelinek học khoa Lịch sử Nghệ thuật tại ĐH Tổng hợp Vienna trong khi vẫn tiếp tục học nhạc tại Nhạc viện Vienna. Năm 1971, bà tốt nhận bằng diploma của Nhạc viện Vienna. Elfriede Jelinek bắt đầu làm thơ khi còn rất trẻ. Tập thơ đầu tiên của bà mang tên "Lisas Schatten" ra mắt vào năm 1967. Năm 1970, Elfriede Jelinek bắt đầu viết tiểu thuyết và 2 năm sau đã có trong tay 2 cuốn tiểu thuyết khi mới có 26 tuổi. Sau vài năm sống tại Berlin (Đức) và Rome (Ý) vào nửa đầu những năm 1970, Jelinek kết hôn với Gottfried Hüngsberg và thường xuyên sống ở Vienna và Munich (Đức). Bà thực sự chinh phục được công chúng yêu văn học Đức với các tiểu thuyết: Die Liebhaberinnen (1975); Women as Lovers (1994), Die Ausgesperrten (1980); Wonderful, Wonderful Times (1990). 
     Elfriede Jelinek được nhận rất nhiều giải thưởng văn học cao quý như: Giải dành cho nhà thơ và nhà văn trẻ xuất sắc tại tuần lễ văn học trẻ Áo (1969), Giải thơ dành cho Sinh viên ĐH Áo (1969), giải văn học quốc gia Stipendium của Áo (1972), giải thưởng của Bộ giáo dục và nghệ thuật Tây Đức (1983), giải văn học Bremer (1996), giải Georg Büchner Prize (1998), giải Berlin Theatre Prize (2002), giải Mülheimer Theatre Prize (2002, 2004), giải Else Lasker Schüler Prize, Mainz (2003), giảiLessing Critics’ Prize, Wolfenbüttel (2004)... Bà đã có trong tay 5 tác phẩm bằng tiếng Anh, 10 tác phẩm viết bằng tiếng Pháp và 28 công trình văn học bằng tiếng Đức.
     Elfriede Jelinek được biết đến với tiểu thuyết "The Piano Teacher", tác phẩm đã được đạo diễn Áo, Michael Haneke chuyển thể thành phim năm 2001. Trong phim, nữ diễn viên người Pháp, Isabelle Huppert sắm vai chính, Erika Kohut, một giáo viên piano tại Nhạc viện Vienna (Áo).Người phụ nữ 58 tuổi này là một trong những nhà văn đương đại có ảnh hưởng mạnh nhất với nước Áo. Elfriede Jelinek nổi tiếng với câu nói "Áo là một quốc gia Austria tội ác" vào năm 1980 để chỉ chế độ Quốc xã hay còn gọi là Đệ tam Quốc xã (1933 - 1945) đầy rẫy tội ác ở chính quê hương mình. Năm 1990, Elfriede Jelinek cho ra cuốn tiểu thuyết "Wonderful, Wonderful Times" để ám chỉ thực trạng này. www.Austria.org/ một website du lịch trực tuyến của Áo đã nhắc đến bà như một vị thần Philixtin trong kinh Cựu ước vì những cái nhìn phê phán đối với chính nước Áo.

 Thể thơ Tiệt hạ
     Là thể thơ câu nào cũng bỏ lửng như bị cắt bớt ở cuối câu nhưng ý nghĩa rõ rệt người đọccó thể hiểu được . 
                                                                   ĐỢI CHỜ  
             
                                                        Con đò rời bến đến nay đà ...
                                                        Khuất bóng bao năm lại ngỡ là ...
                                                        Chưa đoạn nợ duyên nên cứ vẫn ...
                                                        Còn mang thề hẹn phải chăng là ...
                                                        Nặng câu ân ái ngày xưa đã ...
                                                        Trao khúc tâm giao tuổi mộng và ...
                                                         Ứơc hẹn chờ nhau mai dẫu có ...
                                                         Chẳng còn hội ngộ chỉ mình ta ...
                                                    KHUYẾT DANH        
ĐỒNG THÁP HÔM NAY
                                                      Đồng Tháp hôm nay thấy tưởng là ...
                                                      Tỉnh nghèo thay đổi đã thành ra ...
                                                      Nhà cao, đường rộng in như thể ...
                                                      Đồng lớn, ao sâu bởi đã qua ...                                    
                                                      Giáo dục dần dà như ở chốn ...
                                                      Nữ sinh tha thướt giống con nhà ...
                                                      Phải đâu thi sĩ sao ta lại ...
                                                      Cảm hứng trào dâng, bỗng chốc mà ...
                                                                               LÊ NGỌC THẠC      
Thơ Yết hậu
             Là thể thơ có 3 câu trên đủ chữ, còn câu dưới chỉ có 1 chữ .

ANH NGHIỆN RƯỢU
 
                                                      Sống ở dương gian đánh chén chè
                                                      Chết về âm phủ cắp kè kè
                                                      Diêm vương phán hỏi rằng : Chi đó ?
                                                      Be  !

                                                                                       PHẠM THÁI
                                             TẠ LỖI LONG THẦN

                                                        Hôm qua trời tối đến chơi đây
                                                        Đánh phải Long Thần mấy cẳng tay
                                                        Khi tỉnh thì nào ai có dám !
                                                        Say  !

                                                                                NGUYỄN CÔNG TRỨ

Thơ song điệp
           Là thể thơ mỗi câu có cặp điệp từ nằm ở đầu, giữa câu hoặc cuối câu .
                                                     CHUYỆN ĐỜI
                                                      Vất vất vơ vơ, cũng nực cười
                                                      Căm căm cúi cúi, có hơn ai
                                                      Nay còn chị chị anh anh đó
                                                      Mai đã ông ông mụ mụ rồi
                                                      Có có không không, lo hết kiếp
                                                      Khôn khôn dại dại, chết xong đời
                                                      Chi bằng láo láo lơ lơ vậy
                                                      Ngủ ngủ ăn ăn nói chuyện chơi .

                                                                                  NGUYỄN CÔNG TR 
  Thơ Thủ nhất thanh
                   Là thể thơ trong đó chữ đứng đầu các câu đều giống nhau .

                                                              TÁM MỪNG




   Mừng đón xuân về, muôn sắc hoa
    Mừng xuân, xuân mới, mới thêm ra
    Mừng nghe nhựa sống như còn trẻ
    Mừng thấy đời tươi chửa muốn già
    Mừng khỏe đôi chân, đi đứng vững
    Mừng tinh cặp mắt, ngắm nhìn xa
    Mừng nhau tuổi thọ tăng tăng mãi
    Mừng được trường xuân, hưởng thái hòa .

                                        LẠC NAM




Thơ Thủ vĩ ngâm
                     Là thể thơ trong đó câu đầu (thủ) và câu cuối (vĩ) giống nhau .

 BẾN TƯƠNG TƯ

Sông Hương da diết một chiều xưa
 Mới đó mà nay đã mấy mùa
 Nỗi nhớ xôn xao vờn gió thoảng
 Niềm thương rạo rực quyện mây thưa
 Chiều tà, bóng ngã phai phai nắng
 Đêm vắng, trăng mờ lất phất mưa
 Núi Ngự trông xa lầu Vọng nguyệt
 Sông Hương da diết một chiều xưa .

                                 GIA PHONG




Thơ Vĩ tam thanh

                    Là thể thơ trong đó ba từ cuối trong mỗi câu có cùng cách phát âm .

                                                            NGẪU HỨNG
                            


  Tai nghe gà gáy tẻ tè te
  Bóng ác vừa lên hé hẻ hè
  Cây một chồi cao von vót vót
  Hoa năm sắc nở lỏe lòe loe
  Chim tình bè lứa kia kìa kỉa
  Ong nghĩa vua tôi nhé nhẻ nhè
  Danh lợi mặc người ti tí tỉ
  Ngủ trưa chửa dậy khỏe khòe khoe .

                    NGUYỄN THƯỢNG HIỀN






Thơ Lưỡng đầu xà nghịch thiệt
                    Là thể thơ trong đó hai chữ cuối câu là cách nói lái của hai chữ đầu câu hay ngược lại .

          CAI MÔ – CÔ MAI



        Cai mô chả thấy hở cô mai ?
        Hồi bút hôm qua, nay hút bồi
        Niếu đổ tường che vang nổ điếu
        Thôi liên, cù cứa, hẹn thiên lôi
        Vái sơ ông dịa cho sơ vái
        Ngồi ráp bàn tiên lại ngáp rồi
        Tánh thích đi tìm bao tích thánh
        Đồi thanh, cảnh Phật cũng đành thôi .

                                           CHU HÀ           



 Thơ thuận nghịch độc
                       Là thể thơ khi đọc xuôi đúng luật và có đầy đủ ý nghĩa mà nếu đọc ngược trở lại từ chữ cuối đến chữ đầu thì cũng được một bài thơ đúng luật và đủ ý nghĩa .

   
            Đọc thuận :


 


      Xa cách làng quê lại ghé thăm
     Xác xơ vàng úa cỏ nghiêng nằm
     Nhà hiên mái dột, bìm giăng kín
     Ngõ trước thềm loang, giậu phủ dăm
     Tha thướt bóng dừa hàng nối thẳng
     Ngã nghiêng cành trúc dãy liền tâm
     Tà chiều quyện khói mờ thôn xóm
     Xa vọng khoan hò ai hát ngâm .

              



              Đọc nghịch :

  

Ngâm hát ai hò khoan vọng xa
Xóm thôn mờ khói quyện chiều tà
Tâm liền dãy trúc cành nghiêng ngã
Thẳng nối hàng dừa bóng thướt tha
Dăm phủ giậu loang thềm trước ngõ
Kín giăng bìm dột mái hiên nhà
Nằm nghiêng cỏ úa vàng xơ xác
Thăm ghé lại làng quê cách xa .

              TRƯỜNG TƯƠNG TƯ .






Bài thơ tiêu biểu cho Chủ nghĩa siêu thực Việt Nam :
                                  BUỒN XƯA
 
                                           Q uỳnh hoa chiều đọng nhạc trầm mi
                                           Hồn xanh ngát chở dấu xiêm y
                                           Rượu hát bầu vàng cung ướp hương
                                           Ngón hường say tóc nhạc trầm mi
                                             
                                           Lẵng xuân
                                           Bờ giũ trái xuân sa
                                           Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà
                                           Nhài đàn rót nguyệt vú đôi thơm
                                           Tỳ bà sương cũ đựng rừng xa

                                           Buồn hưởng vườn người vai suối tươi
                                           Ngàn mây tràng giang buồn muôn đời
                                           Môi gợi mùa xưa ngực giữa thu
                                           Duyên vàng da lộng trái du ngươi

                                           Ngọc quế buồn nào gội tóc xưa
                                           Hồn xa trĩu sách nhánh say sưa
                                           Hiến dâng
                                           Hiến dâng quả bồng hường
                                           Hoàng tử nghiêng buồn vây tóc mưa

                                           Đường tàn xây trái buổi du dương
                                           Thời gian ơi tưới hận chìm tường
                                           Nguồn buồn lạnh lẽo thoát cung hơi
                                           Ngọt ngào nhớ chảy tự trăm phương .

                                                                                 NGUYỄN XUÂN SANH  
                                                                      ( Nhóm Xuân Thu nhã tập 1942-1945 )
Bài thơ có nhiều vị thuốc Bắc :
                           
                               BÀ LANG KHÓC CHỒNG
                               V ăng vẳng tai nghe tiếng khóc gì ?
                                                          Thương chồng nên khóc tỉ tì ti
                                                          Ngọt bùi thiếp nhớ mùi cam thảo
                                                          Cay đắng chàng ơi vị quế chi
                                                          Thạch nhũ, trần bì sao để lại
                                                          Quy thân, liên nhục tẩm mang đi
                                                           Dao cầu thiếp biết trao ai nhỉ
                                                           Sinh ký, chàng ơi, tử tắc qui .

                                                                                                          HỒ XUÂN HƯƠNG . 
Hai bài thơ xướng họa độc đáo :
                       C huyện kể rằng, có Ông Chánh Tổng mất một con gà rất béo tốt. Tức giận, nhưng muốn chứng tỏ mình vừa có uy quyền lại vừa giỏi thơ văn; ông đã viết bài thơ dán trước cổng tư dinh. Bài thơ như sau :

                                                                 MẤT GÀ
                        


        Đ êm qua tao mất trộm con gà
         Ai bắt thì mau khá thả ra
         Đứa lớn bảo ban cùng đứa bé
         Đàn ông nhắn nhủ với đàn bà
        Thả ra thì được chồng gần vợ
         Không thả e rằng con mất cha
         Nuôi nấng bấy lâu, tao mới tiếc
         Coi chừng tiếng xấu sẽ đồn xa !

                                           CHÁNH TỔNG  
                          



                        Sáng hôm sau, Ông Chánh Tổng giật mình vì ai đó đã dán một bài thơ họa lại cạnh bài thơ của ông. Thơ rằng :

                               
          TRỘM GÀ






        Đ êm qua tao bắt trộm con gà
        Bắt được ngu gì lại thả ra
        Đứa lớn vặt lông cùng đứa bé 
        Đàn ông xẻ thịt với đàn bà
        Phao câu béo ngậy chồng nhường vợ
        Cổ cánh thơm giòn con kính cha
        Nuôi nấng chi đâu, tao phải tiếc
        Gà gần bắt hết tới gà xa !

                                                  TÊN ĂN TRỘM
                            
                             Bài thơ họa đã dùng đúng 5 vần của bài xướng, đồng thời sử dụng lại hết từ cuối của các câu 3, 5, 7, chỉ thay đổi những từ ở đầu và giữa câu. Tuy nhiên, tác giả đã tạo nên một bài họa độc đáo, ý tứ hóm hỉnh. Đáng nể thay !

                                                           (Trích Thế giới Thơ Đường-Nhà thơ Tường Linh kể) 
                                                                                                                                  

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét